Hạnh phúc từ lâu đã được công nhận là một phần quan trọng của sức khỏe và hạnh phúc. Quyền “mưu cầu hạnh phúc” thậm chí còn được ví như một quyền bất khả xâm phạm trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. 

1. Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc như cảm giác vui vẻ, hài lòng, mãn nguyện và viên mãn. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hạnh phúc, nhưng đó thường là những cảm xúc tích cực và sự hài lòng trong cuộc sống. 

Khi được hỏi “Bạn có hạnh phúc không?” hầu hết mọi người đều miêu tả về cảm giác hiện tại hoặc cảm nhận chung về cuộc sống. Các nhà tâm lý học và các nhà xã hội học thường sử dụng thuật ngữ ‘Hạnh phúc chủ quan’ khi nói về trạng thái cảm xúc này. Hạnh phúc chủ quan chỉ cảm xúc của một cá nhân về cuộc sống của họ trong hiện tại.  

Hai thành phần chính của hạnh phúc (hay hạnh phúc chủ quan) là:

  • Sự cân bằng của cảm xúc: Mọi người đều sẽ trải qua những trạng thái cảm xúc khác nhau có cả tích cực lẫn tiêu cực. Hạnh phúc thường là cảm giác tích cực.
  • Sự hài lòng trong cuộc sống: Điều này liên quan đến mức độ bạn cảm thấy hài lòng với các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như các môi quan hệ, công việc, thành tích và những điều bạn ưu tiên. 

 

Bạn có thể lắng nghe bài audio ngắn “Hạnh phúc là gì?” của AN Space để hiểu hơn về các khía cạnh khác nhau trong việc cảm nhận hạnh phúc.

2. Dấu hiệu của hạnh phúc

Mỗi người sẽ có một cách cảm nhận hạnh phúc khác nhau, nhưng có một số dấu hiệu chính mà các nhà tâm lý học đã tìm ra khi đo lường và đánh giá mức độ hạnh phúc.

  • Bạn đang sống cuộc đời mình mong muốn
  • Cảm thấy đủ đầy trong cuộc sống
  • Nhận thấy bản thân đã hoàn thành (hoặc sẽ đạt được) những gì mong muốn 
  • Cảm thấy hài lòng với cuộc sống
  • Nhìn nhận các vấn đề tích cực và lạc quan

Một điều quan trọng bạn cần nhớ: Hạnh phúc không phải là trạng thái hưng phấn liên tục. Những người hạnh phúc vẫn trải qua toàn bộ các cung bậc cảm xúc của con người — thỉnh thoảng tức giận, thất vọng, buồn chán, cô đơn và thậm chí là buồn bã. Nhưng ngay cả khi đối mặt với sự khó chịu, họ vẫn có một sự lạc quan tiềm ẩn rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, họ có thể  giải quyết những khó khăn, trở ngại và sẽ cảm thấy vui vẻ trở lại.

3. Các loại hạnh phúc

Có nhiều cách nghĩ khác nhau về hạnh phúc. Ví dụ, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle đã phân biệt hai loại hạnh phúc khác nhau: HedoniaEudaimonia.

  • Hedonia: bắt nguồn từ niềm vui khi bạn làm những điều yêu thích, chăm sóc bản thân, trải nghiệm cảm giác thích thú và mãn nguyện.
  • Eudaimonia: bắt nguồn từ việc tìm kiếm đức hạnh và ý nghĩa của cuộc sống. Hạnh phúc Eudaimonia bao gồm cảm giác cuộc sống có ý nghĩa, giá trị và mục đích để phấn đấu. Eudaimonia thiên về việc hoàn thành trách nhiệm, đầu tư vào các mục tiêu dài hạn, quan tâm đến phúc lợi của người khác và sống theo lý tưởng cá nhân.

Ngày nay, Hedonia và Eudemonia thường được biết đến trong tâm lý học như là niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. Gần đây hơn, các nhà tâm lý học đã đề xuất việc bổ sung thành phần thứ ba liên quan đến sự gắn kết – cảm giác cam kết và tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Nghiên cứu cho thấy những người hạnh phúc có xu hướng đánh giá khá cao về mức độ hài lòng trong cuộc sống theo chủ nghĩa Eudemonia và trên mức trung bình về mức độ hài lòng trong cuộc sống theo chủ nghĩa Hedonia

Ví dụ: làm tình nguyện viên phục vụ cộng đồng có thể sẽ có ý nghĩa hơn là thú vị. Mặt khác, xem chương trình truyền hình yêu thích có thể xếp hạng thấp hơn về ý nghĩa và cao hơn về niềm vui.

Một số loại hạnh phúc có thể thuộc về các loại chính sau đây bao gồm:

  • Niềm vui: Cảm giác thường tương đối ngắn ngủi có thể cảm nhận được trong thời điểm hiện tại
  • Sự phấn khích: Cảm giác hạnh phúc liên quan đến việc mong đợi một điều gì đó với dự đoán tích cực
  • Biết ơn: Cảm xúc tích cực liên quan đến cảm giác cảm kích và biết ơn 
  • Niềm tự hào: Cảm giác hài lòng về một điều gì đó mà bạn đã hoàn thành
  • Lạc quan:  Nhìn cuộc sống với cái nhìn tích cực, nhận ra những điều tốt đẹp
  • Sự mãn nguyện: Cảm giác hoàn toàn hài lòng
4. Làm thế nào để vun đắp hạnh phúc? 

Mọi người thường nghĩ hạnh phúc là một điều đến hoàn toàn tự nhiên nhưng chính bạn cũng có khả năng vun bồi và nuôi dưỡng hạnh phúc cho bản thân mình. 

  • Theo đuổi những giá trị nội tại 

Nghiên cứu cho thấy, theo đuổi những mục tiêu xuất phát từ động lực bên trong như yêu thương chính mình, phát triển bản thân và trao đi những giá trị cộng đồng có thể làm bạn hạnh phúc hơn là theo đuổi các mục tiêu bên ngoài như tiền bạc hoặc địa vị. 

  • Tận hưởng khoảnh khắc hiện tại

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng quá tập trung vào việc tích lũy tiền bạc, đạt được các mục đích trong công việc nên không thực sự tận hưởng những khoảnh khắc trong suốt hành trình ấy.

Vì vậy, thay vì rơi vào cái bẫy tích lũy vô tâm để làm tổn hại đến hạnh phúc của bản thân, hãy trân trọng những điều bạn đang có và tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại trong khi bạn tiếp tục phát triển. 

  • Định hình lại những suy nghĩ tiêu cực

Khi bạn thấy mình bị mắc kẹt trong cái nhìn bi quan hoặc trải qua những điều tiêu cực, hãy tìm cách để điều chỉnh lại suy nghĩ của mình theo hướng tích cực hơn. 

Mọi người có thiên hướng tiêu cực tự nhiên, chú ý đến những điều xấu hơn là những điều tốt. Điều này có thể có tác động đến mọi thứ, từ cách đưa ra quyết định đến cách bạn tạo ấn tượng với người khác. Giảm giá trị tích cực – một sự méo mó về mặt nhận thức nơi mọi người tập trung vào điều tiêu cực và bỏ qua điều tích cực – góp phần tạo ra những suy nghĩ tiêu cực.

Sắp xếp lại những nhận thức tiêu cực không có nghĩa là bỏ qua điều xấu. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng có một cái nhìn cân bằng và thực tế hơn về các sự kiện. Nó cho phép bạn nhìn nhận dòng suy nghĩ của mình.

5. Làm thế nào để trở thành một người hạnh phúc hơn?

Một số người có mức độ hạnh phúc cơ bản cao hơn một cách tự nhiên — nghiên cứu quy mô lớn trên hơn 2.000 cặp song sinh cho thấy rằng khoảng 50% sự hài lòng trong cuộc sống nói chung là do di truyền, 10% do các sự kiện bên ngoài và 40% do các hoạt động cá nhân.

Vì vậy, bạn có thể không kiểm soát được “mức độ hạnh phúc cơ bản” của mình nhưng bạn có thể làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc và viên mãn hơn bằng cách:

  • Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục rất tốt cho thể chất và tinh thần của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên góp phần ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh trầm cảm và giúp mọi người hạnh phúc hơn.

Trong một phân tích nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và hạnh phúc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mối liên hệ tích cực nhất quán. Tập thể dục trong một khoảng thời gian ngắn cũng tạo ra một sự gia tăng hạnh phúc — những người hoạt động thể chất ít nhất 10 phút mỗi ngày hoặc chỉ tập thể dục một lần một tuần có mức độ hạnh phúc cao hơn những người không bao giờ tập thể dục.

  • Bày tỏ lòng biết ơn

Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu viết nhật ký từ 10 đến 20 phút trước khi đi ngủ. Nhóm 1 được hướng dẫn viết về những rắc rối họ gặp phải hàng ngày, nhóm 2 viết về các sự kiện trung lập và nhóm 3 viết về những điều họ biết ơn. Kết quả cho thấy những người viết về lòng biết ơn tăng cảm xúc tích cực, hạnh phúc và cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống.

Lưu giữ một danh sách biết ơn là một cách tương đối dễ dàng, chi phí hợp lý, đơn giản và dễ chịu để thúc đẩy tâm trạng của bạn. Hãy thử dành ra một vài phút mỗi tối để viết ra hoặc nghĩ về những điều trong cuộc sống mà bạn biết ơn. Ứng dụng AN Space có thể giúp bạn làm điều này! Tính năng viết Nhật ký với các chuyên mục: Biết ơn, Cảm xúc, Giấc ngủ, Góc nhìn. Tính năng Nhật ký giúp khơi dậy lòng biết ơn, ghi lại các vấn đề chi phối cảm xúc, lưu trữ tình trạng, chất lượng giấc ngủ mỗi ngày cũng như các triệu chứng của việc mất ngủ và phát triển trí tuệ. Tất cả các dữ liệu của nhật ký sẽ được Trí tuệ nhân tạo phân tích và đẩy các bài thực hành phù hợp trên mục “Hôm nay” để bạn có thể cải thiện tâm trạng, sức khoẻ. Bạn có thể cài đặt AN Space dành cho IOS: https://apple.co/3xoPaJN dành cho Android: https://bit.ly/3aPxRK8

  • Kiếm tìm mục đích sống

Nghiên cứu đã phát hiện ra những người sống với mục đích rõ ràng sẽ có sức khỏe tốt và cảm thấy thỏa mãn hơn. Ý thức về mục đích sống là nhìn nhận cuộc sống của bạn có mục tiêu, định hướng và ý nghĩa. Điều đó có thể giúp cải thiện hạnh phúc bằng cách thúc đẩy các hành vi lành mạnh hơn. 

Một số điều bạn có thể làm để giúp tìm thấy mục đích sống:

  • Khám phá sở thích và đam mê của mình
  • Tham gia vào các hoạt động thiện nguyện xã hội và thực hành lòng vị tha
  • Giải quyết các bất công trong xã hội
  • Tìm kiếm những điều mới mà bạn muốn trải nghiệm thêm

Xác định mục đích sống có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, Nhưng bạn hoàn toàn có thể trau dồi và rèn luyện để tìm ra một mục tiêu mà bạn quan tâm sâu sắc. Điều đó sẽ giúp bạn tham gia vào các hành động tích cực, hiệu quả để hướng tới mục tiêu đó.

AN hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về hạnh phúc, từ đó lựa chọn những phương pháp phù hợp để chế tác hạnh phúc và bình an nội tại.

Theo dõi những thông tin bổ ích được AN cung cấp mỗi ngày fanpage AN Space

Hãy đồng hành cùng chúng tôi

“Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

"HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ cho các bệnh nhân - Tái tạo năng lượng" cho y bác sĩ và các nhân viên y tế

KS2-14-Làm mới mỗi ngày

Tư vấn xây dựng AN Room, chuyển giao hoàn toàn miễn phí các phương pháp hỗ trợ điều trị và Trao tặng ứng dụng AN Space cho các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội.

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Hãy cùng chúng tôi giới thiệu đến các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội về dự án này, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, trao tặng “Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

Chia sẻ ứng dụng

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

Trao tặng hoàn toàn miễn phí ứng dụng chăm sóc sức khỏe thân tâm An Space cho 10.000 bệnh nhân tại Việt Nam

KS2-14-Làm mới mỗi ngày

Bạn có biết

BỆNH TRẦM CẢM

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch.

Một thống kê tại Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 – 40.000 người. Đa số các vụ tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng được sống.

Trầm cảm ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ, hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.

 

BỆNH TIM MẠCH

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Số ca tử vong mỗi năm khoảng 170.000 ca.

 

BỆNH UNG THƯ

Tại Việt Nam, năm 2020 ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Căn bệnh này luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và nỗi đau vì số lượng tử vong.

Theo GLOBOCAN, tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.

Tất cả những bệnh nhân này đều cần HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ và cần những thành viên trong gia đình, cộng đồng nâng đỡ về tinh thần!

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Bạn hãy tải và trở thành thành viên chính thức của Ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện An Space. Khi bạn tải và đăng ký sử dụng ứng dụng một năm để sử dụng cho chính bạn và gia đình là đồng thời bạn đã cùng chúng tôi trao tặng ứng dụng AN Space cho một bệnh nhân đang gặp khó khăn.

 

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa.

Sử dụng và sẻ chia ngay bây giờ!

Chia sẻ dự án

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

ANLogo
Cảm ơn bạn đã quyết định tham gia cùng chúng tôi.

Vì một thế giới khỏe mạnh và hạnh phúc hơn

Bạn sẽ sớm nhận được email phản hồi từ chúng tôi trong thời gian sớm nhất !

ANLogo
Chúc mừng bạn đã quyết định tham gia hành trình​

28 ngày yêu thương chính mình

Bạn sẽ sớm nhận được email chào mừng từ chúng tôi !

Ngày đầu tiên của hành trình tuyệt vời này sẽ bắt đầu từ ngày mai. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể khám phá thêm các chương trình khác của chúng tôi.

TRẢI NGHIỆM

28 ngày miễn phí chăm sóc sức khoẻ thân tâm toàn diện cùng AN Space

Chúng tôi tôn trọng và cam kết sẽ bảo mật những thông tin mang tính riêng tư của bạn.