Hiện nay việc học tập của học sinh được phụ huynh quan tâm và trú trọng, điều đó dẫn đến áp lực học tập của trẻ tăng cao, và đôi khi nó khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, áp lực. Vậy đâu là cách để giảm stress cho học sinh hiệu quả nhất? Hãy cùng tham khảo ngay top 10 cách giảm stress cho học sinh trong bài viết dưới đây nhé!
DẤU HIỆU STRESS Ở HỌC SINH
Stress không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà còn đặt ra nhiều thách thức cho học sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu mà cha mẹ cần chú ý để nhận biết stress ở con cái:
1. Mất tập trung, giảm hiệu suất học tập dẫn đến gặp khó khăn trong việc học khiến điểm số sụt giảm liên tục.
2. Mất hứng thú với mọi thứ có thể là dấu hiệu của stress, khiến bạn không còn niềm vui và sự tò mò với các hoạt động yêu thích hàng ngày.
3. Dễ cáu gắt một cách đột ngột, luôn trong trạng thái mệt mỏi và thiếu năng lượng.
4. Rối loạn ăn uống làm thay đổi thói quen ăn như ăn quá nhiều hoặc quá ít khiến cân nặng không ổn định có thể dẫn đến nhiều căn bệnh liên quan đến dạ dày.
5. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều hay ngủ gật. Mỗi ngày chỉ ngủ được khoảng 5 tiếng, ngủ không sâu giấc hoặc dù đã ngủ đủ 8 tiếng vẫn luôn trong trạng thái thiếu ngủ.
Stress kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì. Trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể điều trị được và can thiệp sớm có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của một người trẻ tuổi. Thang đo trầm cảm PQH-9 (Patient Questionnaire Health – 9) do bác sĩ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi điều trị trầm cảm. Thực hiện Test trầm cảm ở tuổi dậy thì online miễn phí để có cái nhìn tổng quát về tình trạng của bản thân.
Click vào để làm bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì
CÁCH ĐỂ GIẢM STRESS CHO HỌC SINH HIỆU QUẢ
Dưới đây là 10 cách mà một học sinh có thể thử nghiệm để giảm stress hiệu quả:
1. Sắp xếp thời khóa biểu và lịch trình hợp lý: Lập một lịch trình học tập và giải trí hợp lý điều này giúp phân chia công việc một cách cân đối tránh cảm giác quá tải. Lưu ý nên chia nhỏ và mô tả cụ thể các công việc để dễ dàng thực hiện hơn.
2. Thực hiện kỹ thuật thư giãn: Học các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền hay tập một vài động tác yoga giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Bạn có thể tập hít thở sâu và thiền căn bản phù hợp cho lứa tuổi học sinh với Ứng dụng AN Space. https://anspace.app.link/app Khi có sự hướng dẫn chi tiết và bài bản từ chuyên gia, bạn sẽ thiền một cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
3. Chia sẻ cảm xúc: Nói chuyện với bạn bè, gia đình, hoặc giáo viên về cảm xúc và điều khiến bạn stress. Chia sẻ cảm xúc giúp giảm áp lực, đồng thời bạn còn có thể tìm ra người có thể hỗ trợ mình vượt qua giai đoạn này.
4. Học cách quản lý thời gian: Ưu tiên thực hiện những công việc nhiệm vụ quan trọng, nâng cao sự tập trung để hoàn thành đúng hạn. Sau khi đã xong các nhiệm vụ này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho bản thân.
5. Thực hiện hoạt động yêu thích: Dành thời gian cho các hoạt động yêu thích như đọc sách, trồng cây, cắm hoa hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời để tái tạo năng lượng tích cực.
6. Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử: Giảm thời gian sử dụng điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ, để đảm bảo giấc ngủ tốt và giảm mệt mỏi. Bạn có thể để điện thoại sang phòng khác, xa tầm nhìn để tránh dùng quá nhiều. Đối với máy tính, khi học tập và làm việc hãy tắt những trang mạng xã hội có thể khiến bạn xao nhãng.
7. Tạo môi trường học tập lành mạnh: Sắp xếp một không gian học tập yên tĩnh, gọn gàng và thoải mái để tập trung vào công việc.
8. Vận động: Rèn luyện thói quen vận động 30 phút mỗi ngày như tập thể dục, đi bộ, hoặc chơi các môn thể thao để giúp giải toả năng lượng và căng thẳng.
9. Tận hưởng âm nhạc: Nghe nhạc là một cách tuyệt vời để giảm stress, làm dịu cảm xúc và cải thiện tâm trạng. Lưu ý chọn những bản nhạc nhẹ nhàng và thư giãn để thưởng thức.
10. Hoạt động nghệ thuật & sáng tạo: Dành thời gian để thực hiện những hoạt động nghệ thuật sáng tạo theo cách bạn thích, đó có thể là vẽ, làm đồ thủ công, viết, chơi đàn hoặc bất kỳ điều gì bạn thấy thú vị. Sáng tạo nghệ thuật mang đến sự tự do và giải phóng chúng ta ra khỏi những bối cảnh thường ngày.
Mỗi người có cách giảm stress khác nhau, nên hãy thử, điều chỉnh và tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Nếu stress vẫn kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, hãy tìm sự hỗ trợ từ người lớn, giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý.
TỔNG KẾT
Đối diện với stress là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của mỗi người. Quan trọng nhất là cách chúng ta đối mặt và quản lý stress. Stress vừa phải có thể tạo động lực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Tuy nhiên, stress trở thành vấn đề khi kéo dài trong một khoảng thời gian, gây nên những biến đổi trong hành vi không thể kiểm soát.
Quá trình học cách đối mặt và quản lý stress từ khi còn nhỏ là một kỹ năng quan trọng. Các phương pháp giáo dục về quản lý stress, sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, cũng như việc tìm hiểu về bản thân và phương pháp giảm stress là những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển một cách tích cực và lành mạnh.
HUYỀN TRANG