Chuyên gia ăn uống thuộc về lĩnh vực thiền định – Lynn Rossy đã cung cấp những công cụ thực hành để giúp bạn tạo ra mối quan hệ cân bằng và nhân ái hơn với cơ thể.
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị ám ảnh bởi trọng lượng và kích thước cơ thể. Có hàng ngàn chế độ, thực phẩm và chương trình ăn kiêng tuyên truyền có khả năng giúp bạn giảm cân thành công. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia cho rằng tỷ lệ thành công lâu dài đối với chế độ ăn kiêng là rất khó. Nhiều người tăng cân và quay lại trọng lượng ban đầu, thậm chí còn tăng nhiều hơn. Việc lặp đi lặp lại vòng tròn trọng lượng cơ thể như thế này liên quan chặt chẽ đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý.
Khi chúng ta được dạy về sự ngờ vực và chán ghét cơ thể của mình, chúng ta có thể trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi những kiểu thái độ và hành vi độc hại khác.
Nhiều người đánh đồng việc đạt được một kích thước cơ thể nhất định với sức khỏe và hạnh phúc, đó là một đánh giá không chính xác. Bất chấp thành kiến dai dẳng chống lại việc tăng cân trong nghiên cứu và y học, các nghiên cứu hiện tại cho thấy việc giảm cân và ăn kiêng gây hại cho sức khỏe con người hơn so với số cân nặng của cơ thể. Điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề của bạn không phải là cân nặng mà là mối quan hệ của bạn với cân nặng và cơ thể?
Bạn cần thay đổi thái độ để có mối quan hệ lành mạnh hơn với cơ thể. Sau đây là 5 cách để bạn có thể tập yêu cơ thể của mình.
Thay vì tập trung vào con số trên một thang điểm, bạn có thể tìm thấy sự từ bi, nuôi dưỡng cơ thể và thức ăn của mình thông qua thực hành chánh niệm hàng ngày. Điều này trông sẽ hơi khác đối với mỗi người và bạn có thể thử nghiệm để tìm ra điều gì giúp cơ thể, tâm trí và giúp bạn cảm thấy tốt nhất. Hãy bắt đầu thực hành những điều sau đây.
1. Khám phá cách ăn uống chánh niệm
Phương thuốc có thể giải độc cho chế độ ăn kiêng là ăn uống có chánh niệm. Khi ăn uống có chánh niệm bạn không cần quan tâm đến con số trên thang điểm. Đây là một cách ăn uống rất tốt và thú vị. Phương pháp này hướng dẫn bạn lắng nghe những mong muốn của cơ thể như: ăn gì, ăn khi nào, như thế nào và tại sao phải ăn. Ăn uống có chánh niệm dạy bạn chú ý đến cơ thể trước, trong và sau khi ăn để bạn tận hưởng và thưởng thức bữa ăn của mình.
Hãy thử: Các bài thực hành có hướng dẫn về ăn uống có chánh niệm sẽ dạy bạn thở, kiểm tra bụng trước khi ăn, nhìn nhận thức ăn của bạn, ăn chậm lại, kiểm soát cơn đói trong suốt bữa ăn. Hãy nhai kỹ và thưởng thức thức ăn của bạn. Thực tập chánh niệm trong một bữa ăn chính hoặc một bữa ăn nhẹ và khám phá điều những điều mới mẻ mỗi khi bạn ăn.
2. Bày tỏ lòng biết ơn
Một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm là bắt đầu thực hành biết ơn cơ thể của mình. Điều này đòi hỏi phải chuyển từ thói quen tập trung vào “hình thức cơ thể hoặc sự hấp dẫn” sang “chức năng cơ thể”. Việc chuyển sang tập trung vào những gì cơ thể đã làm cho bạn sẽ giúp bạn đánh giá tích cực hơn về cơ thể của .
Hãy thử: Bắt đầu ngày mới bằng cách nói lời cảm ơn đến các bộ phận trong cơ thể: tim, phổi, dạ dày, chân, tay, mắt và tai. Tôi đặc biệt thích cảm ơn cơ thể mình đã cho tôi được hít thở. Điều này xảy ra mọi lúc mọi nơi và nuôi dưỡng sự sống trong tôi. Tạm dừng một chút và cảm ơn những chức năng kỳ diệu của cơ thể có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ và lối sống của mình.
3. Đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Nhiều người không chú ý đến những gì cơ thể cần cho đến khi thân thể gặp vấn đề. Hãy thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lắng nghe và phản hồi cơ thể mình suốt cả ngày? Cơ thể liên tục đưa ra các dấu hiệu cho thấy nhu cầu về thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi, ngủ, vận động, kết nối, sáng tạo, tình yêu và nhiều hơn thế nữa. Bạn kết nối với cơ thể mình tốt như thế nào khi nhận được tín hiệu muốn ăn hoặc không muốn ăn thêm mà cơ thể phát ra? Khi bạn hợp tác với cơ thể bằng cách đáp ứng các nhu cầu của nó, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình trở nên tràn đầy sức sống với nhiều năng lượng và tươi tắn hơn.
Hãy thử: Nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và lắng nghe những gì cơ thể đang nói. Phản ứng tốt nhất có thể với những tín hiệu nhỏ này và bắt đầu gắn kết một tình bạn với cơ thể của mình.
4. Tham gia vào các cuộc độc thoại với bản thân bằng lòng trắc ẩn
Bạn phản ứng tốt hơn với những lời chỉ trích, hay lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu? Khi chúng ta bị chỉ trích, mọi người có xu hướng khép lòng và thậm chí có hành vi hạ thấp bản thân. Tuy nhiên, khi chúng ta đã được hiểu và đánh giá cao, tâm trạng tích cực của chúng ta có thể tạo ra các hành vi mang tính xây dựng, cho phép chúng ta phát triển. Ví dụ, nếu bạn ăn nhiều hơn mức bạn muốn, thay vì đánh đập bản thân, bạn có thể tự nói với bản thân rằng “Không sao đâu. Bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn thôi,. Có lẽ lần sau chỉ nên ăn một chiếc bánh quy thay vì ba chiếc như hôm nay”.
Hãy thử: Lần tới khi bạn nhận thấy bản thân đang đánh giá thấp thức ăn hoặc cơ thể mình, hãy chuyển sang một cuộc trò chuyện từ bi và tử tế hơn. Sẽ rất hữu ích nếu bạn nghĩ về những gì bạn sẽ nói với người bạn thân nhất của mình trong tình huống tương tự.
5. Hãy là người bạn tốt nhất của chính bạn
Bên cạnh nói chuyện với bản thân một cách tử tế và từ bi, có nhiều cách khác để bạn có thể kết bạn với cơ thể của mình.. Thay vì nghĩ rằng bạn cần có người khác bên cạnh để có một tình bạn đẹp, bạn có thể trở thành người bạn tốt nhất của chính mình bằng cách tham gia vào các hoạt động mang lại cho bạn và cơ thể bạn năng lượng và sự thoải mái. Cơ thể cần cả hoạt động tích cực và nghỉ ngơi để đạt được trạng thái tốt nhất.
Hãy thử: Lên kế hoạch tham gia các hoạt động giúp cải thiện mối quan hệ của bạn với cơ thể. Ví dụ như đi dạo xung quanh khu phố, chơi nhạc, khiêu vũ, thắp sáng một ngọn nến và thiền định trong vài phút hoặc thực hiện một vài tư thế yoga. Cuối cùng, hãy nhìn mình trong gương và nói “xin chào, người bạn thân yêu”. Hãy mỉm cười với những người bạn nhìn thấy và ăn mừng khoảnh khắc dòng chảy sự sống vẫn đang luân chuyển trong cơ thể của bạn. Hãy ở đây ít nhất 20 giây và để trái tim bạn rộng mở đón nhận cơ thể của bạn. Bạn thậm chí có thể lập một kế hoạch tự chăm sóc bản thân trao cho bạn những gì bạn cần để luôn kiên cường trong suốt những thăng trầm của cuộc sống.
Thực tập quan tâm và biết ơn cơ thể của bạn là một cuộc hành trình. Như trong hầu hết các cuộc hành trình, sẽ có những con đường vòng và các đoạn đường gập ghềnh. Đừng nản lòng khi bạn đang cố gắng chuyển câu chuyện về cơ thể mình từ không thích sang yêu mến và quan tâm nhiều hơn. Yêu quý, chấp nhận bản thân là một hành động can đảm và tự tin để chào đón cơ thể của chúng ta mỗi ngày với niềm vui và hạnh phúc.