Rối loạn giấc ngủ là một nhóm các bệnh lý mà người bệnh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian hoặc thời lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động khi thức. Những rối loạn này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến sự suy giảm thể chất, tinh thần và khả năng nhận thức. Vậy làm sao để có thể nhận biết được các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây, và thực hiện bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI để nhận biết và đánh giá về tình trạng hiện tại của bạn nhé.
Dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại khác nhau, một số kiểu rối loạn giấc ngủ và các dấu hiệu phổ biến:
1. Mất ngủ là rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, người bệnh gặp khó khăn chìm vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ ngon hoặc vẫn mệt mỏi sau khi đã ngủ đủ giấc. Nguyên nhân có thể do căng thẳng, lo âu, bệnh lý hoặc lối sống.
2. Chứng ngưng thở khi ngủ đặc trưng bởi sự gián đoạn lặp đi lặp lại của quá trình hô hấp trong khi ngủ. Có hai loại chính: rối loạn ngưng thở tắc nghẽn (OSA) – khi đường hô hấp bị tắc nghẽn và rối loạn ngừng thở trung ương (CSA) – khi não không gửi tín hiệu đến cơ bắp hô hấp. Lúc này, người bệnh sẽ có hiện tượng ngáy hoặc ngừng thở khoảng 10 giây.
3. Chứng ngủ rũ Narcolepsy là rối loạn thần kinh gây ra sự buồn ngủ cao độ vào ban ngày và ngủ gật không kiểm soát. Nguyên nhân là do não không thể điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức một cách bình thường. Người mắc cũng có thể trải qua tình trạng mất kiểm soát đột ngột hoạt động của các cơ, rối loạn hành vi trong khi ngủ.
4. Hội chứng chân không yên (RLS) đặc trưng bởi cảm giác khó chịu, ngứa ở chân, dẫn đến việc phải liên tục di chuyển chân trong lúc ngủ. Các triệu chứng thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và có thể gây gián đoạn giấc ngủ.
5. Mất ngủ giả: Người mắc có có triệu chứng như mộng du, ác mộng, nói mớ, rên rỉ, tè dầm hoặc nghiến răng. Những sự rối loạn này có thể xảy ra trong các giai đoạn giấc ngủ khác nhau và có thể gây gián đoạn giấc ngủ cho cả người bệnh và người ngủ cùng.
Ngoài 5 loại rối loạn giấc ngủ và triệu chứng kể trên, còn có rất nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác: rối loạn giấc ngủ sinh hoạt, tê liệt trong giấc ngủ, hội chứng Kleine-Levin…
Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1. Căng thẳng và lo âu liên quan đến công việc, mối quan hệ, tài chính hoặc các vấn đề cá nhân có thể gây chứng mất ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ.
2. Thói quen xấu trước khi ngủ: Sử dụng thiết bị điện tử, ăn nhiều thức ăn khó tiêu hoặc chứa caffeine trước khi ngủ, lịch trình ngủ – thức không đồng đều.
3. Bệnh lý: Người đang mắc các bệnh như đau nhức xương khớp, tiểu đường, tim mạch, và các bệnh lý hô hấp trong giấc ngủ (ví dụ: ngưng thở) gây ra rối loạn giấc ngủ.
4. Thuốc và chất kích thích: Một số loại thuốc và chất kích thích, chẳng hạn như caffeine, nicotine và các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh…
5. Thay đổi múi giờ và lịch làm việc: Lịch làm việc ca đêm, làm việc theo những múi giờ khác hoặc thường xuyên thay đổi múi giờ. Điều này làm mất đi sự đồng bộ của đồng hồ sinh học và làm bạn khó ngủ.
6. Độ tuổi: Càng lớn tuổi con người càng ngủ ít và dễ mắc các chứng rối loạn giấc ngủ, ví dụ như mất ngủ, mất ngủ giả hoặc hội chứng chân không yên.
7. Mắc các chứng rối loạn tâm thần chẳng hạn như rối loạn tăng động và giảm chú ý (ADHD), tự kỷ và chứng mất ngủ tâm thần, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mỗi rối loạn giấc ngủ có nguyên nhân riêng biệt và cần được đánh giá và điều trị một cách cá nhân hóa. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa rối loạn giấc ngủ
Cách chữa rối loạn giấc ngủ phụ thuộc vào mỗi loại rối loạn cụ thể và nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số phương pháp chung để chữa trị rối loạn giấc ngủ:
1. Thay đổi lối sống và thói quen đi ngủ:
Duy trì giờ đi ngủ và thức giấc đồng nhất, đều đặn: Điều này giúp đồng bộ hóa đồng hồ sinh học giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Thực hành các kỹ thuật giúp ngủ ngon trước giờ ngủ như tập yoga, đọc sách, thiền định, thiền buông thư. Bạn có thể thư giãn trước khi ngủ với bài thiền đơn giản sau từ AN Space để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính làm giảm sản xuất melatonin – hormone giúp ngủ ngon.
Hạn chế tiêu thụ caffeine và cồn vào buổi tối
Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, mát mẻ, và thoải mái. Giường và gối êm ái để giảm căng cứng và đau lưng.
2. Tư duy trị liệu (Cognitive Behavioral Therapy for Insomnia – CBT-I):
CBT-I là phương pháp tâm lý được sử dụng để điều trị mất ngủ. Điều này giúp cải thiện thói quen ngủ và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về giấc ngủ.
3. Sử dụng thuốc ngủ:
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hỗ trợ giấc ngủ trong thời gian ngắn hạn để giúp cải thiện giấc ngủ. Việc sử dụng thuốc ngủ cần được kiểm soát chặt chẽ và chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, vì có thể gây ra tác dụng phụ.
4. Sử dụng thiết bị y tế:
Trong một số trường hợp, như ngưng thở, việc sử dụng thiết bị y tế như máy áp thở áp lực dương cố định (CPAP) có thể là phương pháp điều trị hiệu quả.
Hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để đánh giá và đặt kế hoạch điều trị cụ thể dựa trên loại rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân cụ thể của bạn. Chữa trị rối loạn giấc ngủ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp bạn có một giấc ngủ tốt hơn.
Test Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI
Sau khi thực hiện bài test đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI bên dưới, hệ thống sẽ tính điểm theo công thức PSQI và gửi tới Email nhận kết quả của các bạn, vì vậy hãy điền chính xác các thông tin để nhận được kết quả đánh giá đúng nhất.
HUYỀN TRANG tổng hợp
Xem thêm: