Chuyên đề

Ăn trong chánh niệm là gì? Lợi ích của ăn trong chánh niệm

Ăn trong chánh niệm không chỉ là một thói quen ăn uống mà đó còn là một hành trình trở về với chính mình, với sự sống đích thực. Khi chúng ta có mặt trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, ta sẽ nhận ra rằng mỗi bữa ăn đều là một cơ hội để kết nối với sự bình an, lòng biết ơn và tình yêu thương với vạn vật.

1. Ăn trong chánh niệm là gì?

Ăn trong chánh niệm
Ăn trong chánh niệm

Trong đời sống hiện đại tất bật và hối hả ngày nay, chúng ta thường lãng quên mất những khoảnh khắc quý giá trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong bữa ăn. Ăn trong chánh niệm là một cách để quay trở về với sự hiện diện trọn vẹn trong từng giây phút. Đó là khi ta ăn không chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mà còn để làm dịu tâm hồn, để thấy rõ sự kỳ diệu trong từng món ăn.

Thực hành này bắt nguồn từ thiền chánh niệm trong truyền thống Phật giáo, và được lan tỏa rộng rãi. Người đã khởi xướng và đưa phương pháp thực hành này đến với nhiều nơi trên thế giới chính là vị Thiền sư người Việt Nam – Thầy Thích Nhất Hạnh. Phương pháp thiền nói chung và ăn trong chánh niệm nói riêng qua cách truyền tải gần gũi của Thầy đã giúp mọi người sống chậm lại và biết cách tận hưởng từng khoảnh khắc. Ăn trong chánh niệm, theo Thầy, không chỉ là một hành động nuôi sống thân thể mà còn là một phương cách để ta trở về với bản thân, trở về với sự sống thực sự đang diễn ra quanh mình.

2. Lợi ích của ăn trong chánh niệm

Ăn trong chánh niệm không chỉ giúp điều hòa cơ thể, mà còn là một phương tiện giúp chúng ta trở lại trạng thái cân bằng, bình an trong tâm trí.
Tạo sự kết nối với chính mình: Khi ăn trong chánh niệm, ta không chỉ đang ăn thức ăn, mà còn tiếp nhận năng lượng của vạn vật. Thức ăn trở thành nhịp cầu nối giúp ta nhận diện chính mình, để ta thấy rõ mình đang ăn như thế nào, có phải đang ăn trong vội vã? Ăn trong chánh niệm hạn chế được tình trạng ăn quá no gây nên tình trạng đầy bụng hoặc tăng cân mất kiểm soát.
Thúc đẩy lòng biết ơn: Khi ăn trong chánh niệm, ta nhìn thấy sự tương tác kỳ diệu của thiên nhiên và con người qua từng món ăn. Điều này khơi dậy lòng biết ơn, nhắc nhở ta rằng mỗi bữa ăn là một món quà quý giá từ đất trời, từ mưa nắng, từ bàn tay của những người đã góp phần làm nên. Mọi vật đều có trong nhau, liên quan mật thiết với nhau để tạo nên được bữa cơm giàu dinh dưỡng này.

Giảm căng thẳng: Một chút chậm lại khi đã phải quay cuồng với công việc hàng ngày là điều vô cùng cần thiết. Và bạn có thể dành điều đó cho bữa cơm hàng ngày của mình. Khi tâm trí an tĩnh, ta dễ dàng nhận ra rằng mình không cần phải vội vã hay lo lắng. Khi ăn một cách tỉnh thức, ta cho phép mình được thư giãn, cảm nhận sự bình yên trong khi ăn. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và mang lại sự thư thái cho cả cơ thể và tinh thần.

3. Thực hành ăn trong chánh niệm như thế nào?

Để ăn trong chánh niệm, điều đầu tiên là ta cần trở về với hiện tại, hãy buông bỏ những suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, chỉ đơn giản là có mặt hoàn toàn với bữa ăn của mình. Sau đây là một số bước thực hành cụ thể:

Chuẩn bị không gian tĩnh lặng: Khi ngồi vào bàn ăn, ta có thể dành vài phút để tĩnh lặng, đưa sự chú ý về hơi thở và cảm nhận không gian xung quanh. Điều này giúp ta định tâm, chuẩn bị cho một bữa ăn đầy sự tỉnh thức.

Quan sát thức ăn với tất cả giác quan: Trước khi bắt đầu ăn, ta hãy nhìn kỹ từng món ăn, chú ý đến màu sắc, hình dáng và mùi hương. Hãy tưởng tượng con đường mà thực phẩm này đã đi qua, từ đất đai, từ hạt giống, từ công sức của bao nhiêu người. Điều này giúp ta phát triển lòng biết ơn sâu sắc.

Ví dụ khi bạn đưa lên một miếng đậu hũ. Bạn nhìn sâu và thấy được cây đậu nành, thấy những cơn mưa, tia nắng đi ngang qua hoa đậu, thấy được sự hình thành của miếng đậu hũ trong khuôn vải. Miếng đậu hũ trở thành một vị đại sứ của đất trời, tới với bạn là để nuôi dưỡng bạn. Khi nhai, bạn hãy ý thức rằng bạn đang nhai đậu hũ để tiếp xúc sâu sắc với cả đất trời. Đừng nhai những dự án trong đầu, những buồn giận, những lo lắng; đừng nhai quá khứ và tương lai.

Ăn chậm và lắng nghe cơ thể: Khi bắt đầu ăn, hãy nhai kỹ từng miếng, cảm nhận vị của thức ăn và cách nó biến đổi trong miệng. Ta có thể tạm dừng lại giữa mỗi miếng để cảm nhận cơ thể, xem liệu mình đã no chưa hay vẫn còn đói. Hãy lắng nghe những tín hiệu từ cơ thể một cách tỉnh thức. Ta nhai khoảng 30 lần cho miếng cơm trở thành chất loãng, rất dễ tiêu và bổ dưỡng. Như thế ta không cần phải lấy nhiều cơm mà chất dinh dưỡng vẫn đầy đủ và thân thể lại càng khỏe mạnh hơn.

Trân trọng người đang ngồi ăn cùng bạn: Ăn không chỉ là hành động nuôi dưỡng thân thể, mà còn là cơ hội quý báu để trân trọng sự hiện diện của những người xung quanh. Bạn đã dành hàng tá giờ đồng hồ mỗi ngày để chăm chú nhìn màn hình vì vậy hãy dành ra 30 phút có mặt trọn cho bữa cơm gia đình hoặc đơn giản là trân trọng có mặt cho chính mình. Chúng ta không chỉ kết nối với thiên nhiên qua từng món ăn, mà còn cảm nhận sự gắn kết, yêu thương giữa con người với nhau, tạo nên một không gian ấm áp và đầy ý nghĩa.
Kết thúc bằng lòng biết ơn: Khi bữa ăn kết thúc, hãy dành chút thời gian để gửi lời cảm ơn đến tất cả những gì đã góp phần làm nên bữa ăn này, từ đất, nước, mưa gió, đến những người đã gieo trồng, thu hoạch và chuẩn bị thức ăn. Điều này sẽ giúp ta duy trì chánh niệm và lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày.

Thực hành ăn trong chánh niệm không chỉ mang đến sự cân bằng cho thân thể mà còn mở ra cánh cửa trở về với sự hiện diện của chính mình và những người xung quanh. Khi ta biết trân trọng từng món ăn, từng khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu, ta sẽ nhận ra rằng cuộc sống chứa đựng nhiều điều giản dị nhưng vô cùng sâu sắc.
Để thực hành ăn trong chánh niệm dễ dàng và có hướng dẫn cụ thể, bạn có thể nghe và ứng dụng hướng dẫn thiền ăn của AN Space ngay trong bữa ăn. Đây sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn tiếp cận chánh niệm một cách sâu sắc hơn, nuôi dưỡng không chỉ cơ thể, mà còn tâm hồn – giúp chúng ta sống chậm lại, trọn vẹn hơn và yêu thương nhiều hơn.

Nghe trọn vẹn Hướng dẫn Ăn trong chánh niệm:

Bài viết liên quan

Sợ Chết Là Gì?

Sợ Chết Là Gì?

Nỗi sợ cái chết không phải là một điều phi lý để con người phải

Đăng ký nhận tin

Đăng ký để nhận những tin mới nhất từ AN.

Bài viết nổi bật
Logo

Cải thiện cuộc sống của bạn

Dừng lại việc đè nén

bắt đầu việc loại bỏ

Download ngay tại

googleplay

Hãy đồng hành cùng chúng tôi

“Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

"HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ cho các bệnh nhân - Tái tạo năng lượng" cho y bác sĩ và các nhân viên y tế

Tư vấn xây dựng AN Room, chuyển giao hoàn toàn miễn phí các phương pháp hỗ trợ điều trị và Trao tặng ứng dụng AN Space cho các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội.

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Hãy cùng chúng tôi giới thiệu đến các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội về dự án này, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, trao tặng “Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

Chia sẻ ứng dụng

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

Trao tặng hoàn toàn miễn phí ứng dụng chăm sóc sức khỏe thân tâm An Space cho 10.000 bệnh nhân tại Việt Nam

Bạn có biết

BỆNH TRẦM CẢM

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch.

Một thống kê tại Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 – 40.000 người. Đa số các vụ tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng được sống.

Trầm cảm ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ, hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.

 

BỆNH TIM MẠCH

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Số ca tử vong mỗi năm khoảng 170.000 ca.

 

BỆNH UNG THƯ

Tại Việt Nam, năm 2020 ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Căn bệnh này luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và nỗi đau vì số lượng tử vong.

Theo GLOBOCAN, tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.

Tất cả những bệnh nhân này đều cần HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ và cần những thành viên trong gia đình, cộng đồng nâng đỡ về tinh thần!

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Bạn hãy tải và trở thành thành viên chính thức của Ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện An Space. Khi bạn tải và đăng ký sử dụng ứng dụng một năm để sử dụng cho chính bạn và gia đình là đồng thời bạn đã cùng chúng tôi trao tặng ứng dụng AN Space cho một bệnh nhân đang gặp khó khăn.

 

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa.

Sử dụng và sẻ chia ngay bây giờ!

Chia sẻ dự án

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

ANLogo
Cảm ơn bạn đã quyết định tham gia cùng chúng tôi.

Vì một thế giới khỏe mạnh và hạnh phúc hơn

Bạn sẽ sớm nhận được email phản hồi từ chúng tôi trong thời gian sớm nhất !

ANLogo
Chúc mừng bạn đã quyết định tham gia hành trình​

28 ngày yêu thương chính mình

Bạn sẽ sớm nhận được email chào mừng từ chúng tôi !

Ngày đầu tiên của hành trình tuyệt vời này sẽ bắt đầu từ ngày mai. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể khám phá thêm các chương trình khác của chúng tôi.

TRẢI NGHIỆM

28 ngày miễn phí chăm sóc sức khoẻ thân tâm toàn diện cùng AN Space

Chúng tôi tôn trọng và cam kết sẽ bảo mật những thông tin mang tính riêng tư của bạn.