Ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, gặp ác mộng, khó quay trở lại giấc ngủ khi tỉnh giấc giữa đêm… là những vấn đề khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực này. Người mắc phải một hoặc nhiều triệu chứng vừa nêu thường rất khó tập trung, luôn cảm thấy mệt mỏi và trí nhớ suy giảm dần. Tại sao lại như thế? Để trả lời câu hỏi ấy, chúng ta hãy thử tìm hiểu về lợi ích của việc ngủ sâu, ngủ đủ giấc.
Thứ nhất và quan trọng nhất, giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, trí nhớ và tâm trạng của chúng ta.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, một người có thể học một nhiệm vụ tốt hơn nếu họ được nghỉ ngơi đầy đủ. Họ cũng có thể nhớ tốt hơn những gì họ đã học nếu họ có một đêm ngon giấc sau khi học xong. Ngoài ra, mức độ cải thiện trí nhớ và tâm trạng liên quan trực tiếp đến thời gian ngủ; cụ thể là những người ngủ 8 giờ sẽ có mức độ cải thiện tốt hơn những người chỉ ngủ 6 hoặc 7 giờ. Các nghiên cứu khác cho thấy, nghỉ ngơi đầy đủ vào đêm trước khi thực hiện một nhiệm vụ khó khăn về tinh thần sẽ hiệu quả hơn chỉ ngủ trong một khoảng thời gian ngắn hoặc chờ ngủ cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành.
Nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng khẳng định họ đã có những hiểu biết sáng tạo trong khi ngủ. Và điều này đã được khoa học chứng minh, rằng giấc ngủ là cần thiết để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Chính xác những gì xảy ra trong khi ngủ để cải thiện khả năng học tập, ghi nhớ và hiểu biết sâu sắc của chúng ta vẫn chưa được biết một cách chính xác hay có kiểm chứng thực tiễn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta hình thành hoặc củng cố đường đi của các tế bào não cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ này. Quá trình này cũng có thể giải thích tại sao giấc ngủ lại cần thiết cho sự phát triển trí não thích hợp ở trẻ sơ sinh.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ khiến quá trình suy nghĩ của chúng ta bị chậm lại, dễ bị nhầm lẫn, khó tập trung và chú ý hơn. Các nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng thiếu ngủ dẫn đến việc ra quyết định sai lầm và chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Nói một cách đơn giản là chúng ta không thể phản ứng nhanh, chính xác khi thiếu ngủ thì không thể nào ta phát huy được khả năng sáng tạo của mình, đó là điều hiển nhiên.
Thế nên, ngay cả khi không có một ngày đầy thử thách về tinh thần và thể chất phía trước, chúng ta vẫn nên ngủ đủ giấc để tạo cho mình một tâm trạng thoải mái. Hầu hết mọi người cho biết họ thường cáu kỉnh, nếu không muốn nói là rất buồn, khi thiếu ngủ. Những người thường xuyên bị thiếu ngủ, do không dành đủ thời gian trên giường hoặc bị rối loạn giấc ngủ, có nguy cơ bị trầm cảm cao.
Thứ hai, giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến trái tim của chúng ta.
Giấc ngủ cho phép tim và hệ thống mạch máu của bạn được nghỉ ngơi ở mức cần thiết. Trong giấc ngủ không REM, nhịp tim và huyết áp của chúng ta dần chậm lại khi bước vào giấc ngủ sâu hơn. Trong giai đoạn REM 3, cơ thể của chúng ta hình thành, củng cố đường đi của các tế bào não cần thiết để cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất. Quá trình này có thể giải thích tại sao giấc ngủ lại cần thiết cho sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh.
Giấc ngủ khiến hoạt động của tim và nhịp thở tăng, nhưng đồng thời lại giảm huyết áp. Những thay đổi này thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Nếu không ngủ đủ giấc, việc giảm huyết áp hàng đêm để tác động đến sức khỏe tim mạch không xảy ra. Lâu dần, việc ngủ không sâu, mất ngủ sẽ dẫn đến những bệnh liên quan tim mạch như xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
Thứ ba, giấc ngủ ảnh hưởng đến nội tiết tố của chúng ta.
Khi còn nhỏ, chúng ta thường được thông tin rằng cần ngủ đủ giấc để phát triển và cao lớn. Điều đó hoàn toàn đúng. Giấc ngủ sâu kích hoạt nhiều hormone tăng trưởng, góp phần vào sự phát triển cơ ở trẻ em; sửa chữa các tế bào, mô ở trẻ em và người lớn. Giấc ngủ ảnh hưởng đến việc giải phóng các hormone sinh dục, góp phần vào quá trình dậy thì và khả năng sinh sản. Do đó, những phụ nữ làm việc vào ban đêm, thiếu ngủ có thể tăng nguy cơ sẩy thai.
Một thông tin đúng nữa là ngủ đủ giấc sẽ giúp chúng ta không bị ốm hoặc hồi phục nhanh hơn nếu bị ốm. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tạo ra nhiều hormone tế bào giúp hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường của cơ thể. Một người thiếu ngủ sẽ bị giảm phản ứng đối với bệnh cúm.
Ngủ không đúng giờ, ngủ không đủ giấc sẽ phá vỡ việc kiểm soát sử dụng năng lượng của cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy, khi những người đàn ông trẻ, khỏe mạnh chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm trong 6 đêm liên tiếp, lượng insulin và lượng đường trong máu của họ tương ứng với người đang mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm.
Hệ thống lại một cách ngắn gọn, chúng ta có thể thấy rằng giấc ngủ góp phần rất quan trọng trong việc cải thiện, giữ gìn sức khỏe – từ trí não, đến tim mạch và cả nội tiết tố. Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của con người; thế nên, chúng ta hãy điều chỉnh cuộc sống sao cho phù hợp nhất, đảm bảo cả thời gian và chất lượng giấc ngủ để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.
Cùng thực hành các bài tập “chăm sóc giấc ngủ” trên app ANSpace bằng cách vào mục Tìm kiếm (Nhập từ khóa) => Giấc ngủ
Tải và trải nghiệm ngay app ANSpace:
– IOS: https://apple.co/3xoPaJN
– Android: https://bit.ly/3aPxRK8
T.T.T