Các hoàng đế xưa ở mọi quốc gia đều cố gắng đi tìm sự “bất tử”, “trường thọ”; tuy nhiên, thực tế là họ đều chết sớm vì bệnh tật, dù ăn toàn cao lương mỹ vị. Nên những quan niệm cũ về thức ăn bổ dưỡng cần phải xem lại dưới góc độ khoa học hiện đại.
Khái niệm “thực phẩm lành mạnh” [healthy foods] có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Đây là khái niệm được xây dựng từ các loại thực phẩm giúp chúng ta khỏe mạnh. Các nhóm thức ăn chính cần thiết cho cơ thể chúng ta gồm tinh bột, đạm, chất béo, rau củ quả cung cấp chất xơ và vitamin. Chất đắt tiền nhất trong các loại trên là đạm, cũng là nguồn bệnh tật nhiều nhất. Tuy nhiên, điều này vẫn có ngoại lệ, vì theo rất nhiều nghiên cứu khoa học thì đạm càng “ít chân” càng tốt cho cơ thể.
Có một nguyên tắc về cơ chế nạp đạm hiệu quả. Từ cơ chế này, chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về “đạm ít chân” và “đạm nhiều chân”.
Thứ nhất, đạm không chân. Là đậu các loại, như đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng, đậu đen, đậu nành…; tàu hũ, đậu phụ, tào phớ. Đây là những loại thực vật nằm trong nhóm đạm không chân. Còn động vật hoặc thực phẩm liên quan động vật thuộc đạm không chân có thể kể ra đây như cá, lươn, trứng, tảo, sữa, phô mai… Đạm không chân rất tốt cho cơ thể. Có thể nói là nhóm đạm tốt nhất cho sức khỏe của chúng ta. Nên ăn ba đến bốn ngày mỗi tuần.
Thứ hai, đạm một chân, như rong biển, nấm các loại. Đây là nhóm đạm tốt thứ hai cho sức khỏe của chúng ta, nên ăn một đến hai ngày mỗi tuần.
Thứ ba, đạm hai chân, như gà, vịt, ngan… Nhóm đạm này nên ăn một ngày trong tuần.
Thứ tư, đạm 4 chân, như heo, bò, dê. Nhóm đạm này rất khó tiêu, tích nhiều mỡ thừa trong cơ thể, nên chúng ta chỉ nên ăn một lần trong tuần vì khó tiêu.
Thứ năm, đạm nhiều chân, như cua, tôm. Đây là nhóm đạm khó tiêu nhất, nên chúng ta chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tháng.
Nếu tuân theo cơ chế ăn này, chúng ta sẽ không mắc bệnh gout; ngoài ra, còn có thể giữ sự thanh tú cho gương mặt, giữ sự cân đối cho dáng vóc, giữ sự tươi tỉnh cho cả cơ thể. Mặt đỏ gay gắt, nọng dưới cằm xệ ra, da căng bóng đầy mỡ… là do có chế độ ăn với quá nhiều đạm nhiều chân. Chúng ta có thể nhìn thấy đặc điểm chung của người Ý, người Nhật là gương mặt nhỏ nhắn, thanh thoát, tuổi thọ cao và sức khỏe rất tốt. Bởi họ thích ăn cá, rong biển, tức là nhóm đạm không chân.
Trong những thế kỷ trước, cả thế giới đều chìm trong sự thiếu thốn thức ăn, nên bữa ăn no quan trọng với nhiều dân tộc. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển,= thì chúng ta cũng cần phát triển tư tưởng của bản thân; nghĩa là từ bỏ những cái cũ lạc hậu, trong đó có quan niệm về ăn uống. Chúng ta phải nhận diện đúng, hiểu đúng về thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
Nếu không phải là người ăn chay thì thực phẩm chúng ta nạp vào nhiều nhất sẽ là thịt động vật. Để hiểu đúng về sự bổ dưỡng thì trước nhất, chúng ta phải chia động vật thành ba nhóm.
Nhóm động vật được gọi là thú cưng, như chó, mèo, khỉ; là nhóm gắn bó và có tình cảm với chúng ta. Đây là nhóm mà chúng ta sẽ bỏ qua việc khai thác tiềm năng dinh dưỡng. Vì chúng ta không thể làm thịt chúng. Chúng là bạn của con người. Và việc giết thịt bạn mình là điều rất vô nhân đạo, không thể chấp nhận được.
Nhóm động vật hoang dã, như rắn, rùa, hổ, báo, voi sống với cơ chế tự sinh tự diệt. Chúng ta không nên đánh bẫy, ăn thịt chúng vì như thế sẽ khiến tự nhiên bị mất một mắt xích trong chuỗi thức ăn, dẫn đến tuyệt diệt cả một chủng loài. Chưa kể, việc xem nhóm động vật này như thực phẩm cũng là sai lầm của con người.
Nhóm động vật nuôi dưới dạng nông trại, như gà, bò, heo… là nguồn thực phẩm mà chúng ta nên chọn ăn. Nhưng cũng phải nhắc một chút đến cách chế biến thực phẩm của người châu Á. Tuy có phần thiếu nhân đạo, nhưng để chúng ta nhìn ra vấn đề. Khi giết thịt, người châu Á hay cắt tiết, cho máu chảy từ từ để con vật chết vì mất máu. Một số người ăn luôn máu đó dưới dạng “huyết”, và cho rằng bổ dưỡng. Nếu nhìn ở mặt nhân đạo thì việc này là hành hạ động vật. Chúng cũng có thần kinh, cũng có cảm giác đau đớn. Nên nếu để thỏa mãn nhu cầu ăn mà khiến sinh vật khác đau thì chúng ta phải tự hỏi lại, có nên không? Và nhìn ở góc độ khoa học, khi đau đớn kéo dài, con vật sẽ tiết ra chất độc để thần kinh dịu đi. Khi sự sợ hãi lên đến đỉnh điểm, cơ thể chúng tiết ra nhiều chất độc để trấn an. Nên khi chúng ta ăn vào, rõ ràng không tốt cho sức khỏe.
Trứng vịt, gà rất tốt cho cơ thể, nhưng phải là trứng tươi. Trứng lộn hoàn toàn không bổ dưỡng như nhiều người nghĩ. Con vật bên trong trứng cũng tiết ra chất độc để tự vệ, như dẫn chứng mà ban đầu chúng ta đã nói đến. Có nghĩa, đạm này bị biến hóa theo hướng đạm xấu, không hề có lợi, không hề bổ dưỡng cho cơ thể chúng ta.
Bộ lòng của gà, vịt, heo cũng không nên ăn nhiều. Vì các loại thực phẩm này đều nuôi dưới dạng nông trại, cho ăn thức ăn tổng hợp, trong đó có nhiều kim loại nặng vẫn còn tồn trữ trong các nội tạng. Chúng ta cũng có thể ăn, nhưng ít lại. Còn tiết canh thì tuyệt đối không. Thế giới hiện sản sinh nhiều loại chủng virus mới, chưa kể sán lãi các loại trong máu động vật sống, ăn vào chỉ gây hại chứ hoàn toàn không “mát bổ” như một số người vẫn tưởng.
Trong khi đó, hoa quả lại là một sự bổ dưỡng đến kỳ diệu của thiên nhiên. Cây xanh bọc quanh “hạt”, tức mầm sống thế hệ sau, một lớp thịt quả rất thơm ngon. Trong tự nhiên, khi quả chín rơi xuống, lớp thịt ngọt ngào ấy sẽ là dinh dưỡng cho hạt nảy mầm, sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu. Và tất nhiên, chất dinh dưỡng ấy rất có lợi cho sức khỏe con người. Chúng ta nên tập trung ăn nhóm thực phẩm này và giảm lượng đạm nạp vào cơ thể lại.
Đạm cần thiết cho sức khỏe, nhưng chúng ta cần đảm bảo việc nạp chúng một cách khoa học. Đạm càng ít chân càng có lợi ích về dinh dưỡng để nuôi sống và cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh. Nên, hãy ưu tiên việc ăn hoa quả, cùng với việc ăn đạm một cách khoa học, theo cơ chế đã nêu ở trên để đảm bảo không bị bệnh tật, có sức khỏe dẻo dai, có đủ năng lượng để sống và cống hiến.
Cùng tìm hiểu về dinh dưỡng trên app ANSpace bằng cách vào mục Tìm kiếm (Nhập từ khóa) > Dinh dưỡng cân bằng
Tải và trải nghiệm ngay app ANSpace:
– IOS: https://apple.co/3xoPaJN
– Android: https://bit.ly/3aPxRK8
T.T.T