1. TEST TRẦM CẢM BDI
Time's up
2. TEST RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC (BIPOLAR DISORDER)
Time's up
3. TEST RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA(GAD)
Time's up
4. TEST RỐI LOẠN HOẢNG SỢ (PANIC DISORDER)
Time's up
5. TEST RỐI LOẠN LO ÂU XÃ HỘI (SOCIAL ANXIETY DISORDER)
Time's up
6. TEST ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OCD)
Time's up
7. TEST RỐI LOẠN NHÂN CÁCH RANH GIỚI (BPD)
Time's up
8. TEST RỐI LOẠN CĂNG THẲNG SAU SANG CHẤN (PTSD)
Time's up
9. TEST RỐI LOẠN ĂN UỐNG (EATING DISORDERS)
Time's up
Bạn đang tìm kiếm bài Quiz test rối loạn cảm xúc để đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thân của mình, hãy cùng thực hiện bài test rối loạn cảm xúc bên dưới để có thể phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tinh thần của bản thân hiện tại. Bài test rối loạn cảm xúc này sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, và triệu chứng của chứng rối loạn cảm xúc, cùng với một số cách chữa rối loạn cảm xúc mà AN Space tổng hợp được. Hãy cùng tìm hiểu về rối loạn cảm xúc qua bài viết dưới nhé.
Rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc, còn được gọi là rối loạn tâm trạng hay rối loạn tinh thần, chỉ các tình trạng tâm lý đặc trưng bởi sự xáo trộn trong cảm xúc, tác động đến sức khỏe tinh thần của con người. Những rối loạn này ảnh hưởng đáng kể đến tư duy, cảm xúc và hành vi của một người, thường dẫn đến sự đau khổ, suy giảm hiệu suất làm việc và giảm chất lượng cuộc sống.
Quiz test rối loạn cảm xúc
1. Rối loạn trầm cảm nặng (MDD) hay còn gọi là trầm cảm lâm sàng. Người bệnh luôn cảm thấy bất hạnh, tuyệt vọng và mất đi sự hứng thú trong các hoạt động yêu thích trước đây. Các triệu chứng khác có thể bao gồm thay đổi trong khẩu phần ăn và mẫu ngủ, mệt mỏi và khó tập trung.
2. Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) là một chứng bệnh tâm thần, khiến tâm trạng người bệnh biến đổi liên tục. Người mắc rối loạn này trải qua hai giai đoạn chính: mania và trầm cảm. Giai đoạn mania mang lại tâm trạng phấn khích, năng lượng cao, suy nghĩ nhanh và hành động bất thường. Ngược lại, giai đoạn trầm cảm sẽ buồn rầu, chán nản và có ý định tự tử. Điều này làm xáo trộn khả năng duy trì tâm trạng ổn định của con người.
3. Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) đặc trưng bởi lo âu và căng thẳng liên tục dù không có nguy cơ cụ thể hoặc bất cứ mối đe dọa nào. Người mắc GAD thường có triệu chứng như cực kỳ lo lắng không kiểm soát, căng thẳng cơ bắp và khó tập trung.
4. Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder): Những người mắc rối loạn hoảng loạn trải qua các cơn hoảng loạn đột ngột không lý giải. Các cơn hoảng loạn thường kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 10-20 phút.
5. Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder) khiến người bệnh trải qua sự lo âu và sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội. Họ sợ bị đánh giá, xấu hổ, hoặc làm hỏng các tương tác xã hội. Do đó, họ thường tránh các tình huống xã hội hoặc cực kỳ căng thẳng khi phải đối diện.
6. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) xảy ra sau khi người bệnh đã trải qua một sự kiện kinh hoàng như chiến tranh, tai nạn, hay thảm họa.
7. Ám ảnh cưỡng chế (OCD) là rối loạn tâm lý mà người mắc trải qua sự ám ảnh và hành vi bắt buộc. Ám ảnh là những ý tưởng, suy nghĩ hoặc hình ảnh khó chịu, thường xuất phát từ một sự kiện hoặc tình huống cụ thể. Cưỡng chế là các hành động lặp đi lặp lại, thường được thực hiện để giảm bớt căng thẳng hoặc lo âu do ám ảnh gây ra.
8. Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) đặc trưng bởi sự biến đổi mạnh mẽ trong tâm trạng, tình cảm và quan điểm. Người mắc BPD thường trải qua cảm xúc bất ổn và quá nhạy cảm. Họ sợ bị bỏ rơi và có thể thực hiện các hành động tự tử hoặc tự gây thương tích trong những thời điểm bất ổn. Mối quan hệ xã hội thường khó khăn và không ổn định.
9. Rối loạn ăn uống (Eating Disorders): Rối loạn tâm lý liên quan đến thái độ và hành vi ăn uống thường là chứng biến ăn tâm thần người mắc tự hạn chế ăn để duy trì trọng lượng thấp và sợ tăng cân. Và chứng ăn – ói, họ ăn lượng lớn thức ăn và sau đó thực hiện các hành động để loại bỏ thức ăn. Cả hai loại rối loạn có thể gây tổn thương cho sức khỏe tâm lý và thể chất.
Nguyên nhân Rối loạn cảm xúc
Rối loại cảm xúc là một căn bệnh phổ biến nhưng cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của tình trạng rối loạn cảm xúc vẫn chưa được làm rõ. Rối loạn cảm xúc là một biểu hiện phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn cảm xúc:
Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cứ có người thân mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ bị trầm cảm là 10 – 15% hay hưng cảm là 15 – 20%. Dù việc xác định vai trò của gen trong sự phát triển của tình trạng bệnh rối loạn cảm xúc nhưng phương thức di truyền vẫn chưa được các nhà nghiên cứu đánh giá cụ thể.
Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh
Theo nghiên cứu, hầu hết các bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc đều có sự thay đổi của nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như dopamin, serotonin, noradrenalin… trong dịch não tủy, nước tiểu và máu. Những thay đổi bất thường trong các chỉ số này cho thấy rối loạn dẫn truyền thần kinh có vai trò nhất định trong cơ chế bệnh sinh của biểu hiện rối loạn cảm xúc.
Rối loạn nội tiết (hormone)
Nghiên cứu đã được công bố cho thấy, bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc có hoạt động vùng dưới đồi (hypothalamus) – tuyến yên, tuyến thượng thận bị rối loạn dẫn đến tăng tiết hormone cortisol (loại hormone được giải phóng khi căng thẳng). Do đó, stress hay lo âu quá mức được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm thần.
Sự thay đổi của hormone tuyến giáp được xem như là biểu hiện lâm sàng của những rối loạn cảm xúc. Những người mắc chứng bệnh này thường có lượng hormone tuyến giáp thấp hơn so với chỉ số bình thường. Tuy nhiên, lượng hormone được sản sinh ra vẫn duy trì trong giới hạn và đủ lượng cần thiết để đáp ứng cho các hoạt động sống.
Quan hệ giữa cá nhân – gia đình và xã hội
Quan hệ gia đình và xã hội là yếu tố đi cùng với các yếu tố sinh lý, sinh học. Khi sống trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên cãi vã, bị ngược đãi, lạm dụng, hoàn cảnh kinh tế xã hội, mồ côi cha mẹ dưới 15 tuổi,… là những nguy cơ khiến rối loạn cảm xúc ngày càng tăng lên. Nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm xúc cũng tăng lên gấp 6 lần nếu bệnh nhân phải trải qua một hay vài sự kiện tiêu cực gây chấn thương tâm lý và tinh thần nghiêm trọng.
Triệu chứng của rối loạn cảm xúc
Triệu chứng của rối loạn cảm xúc biến đổi tùy thuộc vào loại rối loạn và cá nhân từng người. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của một số rối loạn cảm xúc chính:
Trầm cảm nặng (MDD)
– Cảm giác sự buồn rầu và tuyệt vọng kéo dài.
– Mất hướng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động trước đây.
– Thay đổi cân nặng và khẩu phần ăn.
– Mất ngủ hoặc ngủ nhiều, mệt mỏi.
– Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.
– Tự ti, tự ghét bản thân.
– Ý định tự tử hoặc tự tử.
Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder)
Giai đoạn Mania : Tâm trạng cao, phấn khích; Suy nghĩ nhanh, nói nhiều và nhanh hơn bình thường; Tăng năng lượng, hiệu suất và hoạt động; Tăng khả năng quyết định và tự tin quá mức; Mua sắm không kiểm soát và hành động cảm tính rủi ro, không suy xét hậu quả.
Giai đoạn Trầm cảm: Tâm trạng buồn, mất hứng thú với mọi thứ; Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều; Mệt mỏi, tự ti; Tư duy tiêu cực, tối tăm, và ý định tự tử.
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
– Lo âu, lo lắng quá mức và liên tục về nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày mà không có nguyên nhân cụ thể.
– Bồn chồn, căng thẳng, khó ngủ và khó tập trung, mệt mỏi
Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder)
– Các cơn hoảng loạn đột ngột đi kèm các triệu chứng đau tim, tức ngực, khó thở, cảm giác sắp chết, hoặc hoa mắt.
– Sự sợ hãi do cơn hoảng loạn trước gây nên và sợ sự tái phát của chúng.
Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder)
– Lo âu và sợ hãi tăng lên khi tham gia vào các tình huống xã hội, như gặp gỡ người mới, phải nói trước đám đông.
– Tự ti về bản thân và sợ bị đánh giá, xem xét hoặc phê phán bởi người khác. Họ có xu hướng tự trách nhiệm quá mức về mọi thứ.
– Tránh xa các tình huống hoặc giao tiếp xã hội để tránh sự lo âu.
– Run rẩy, đổ mồ hôi tay chân, và nói nhanh khi buộc phải giao tiếp.
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
– Tái hiện nỗi đau, ác mộng và luôn lo âu sau khi trải qua một sự kiện căn thương.
– Tránh xa các tình huống hoặc kí ức liên quan đến sự kiện.
Ám ảnh cưỡng chế (OCD)
– Ám ảnh: Lo âu quá mức, để tâm đến trật tự, tính đối xứng hoặc độ chính xác của mọi thứ, luôn luôn nghi ngờ bản thân, sợ làm hại người khác.
– Cưỡng chế: Rửa tay quá mức, kiểm tra lặp đi lặp lại, đếm các đồ vật hoặc thực hiện mọi việc theo số lần nhất định; Sắp đặt đồ vật chính xác theo một quy chuẩn nhất định; liên tục lặp lại cụm từ hoặc lời cầu nguyện trong tâm trí.
Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)
– Mối quan hệ không ổn định và dễ thay đổi.
– Tâm trạng không ổn định, cảm xúc mạnh mẽ và bốc đồng.
– Hành vi tự tử hoặc tự gây thương tích.
Rối loạn ăn uống (Eating Disorders)
– Thay đổi trong cân nặng và khẩu phần ăn.
– Sự lo âu về hình dáng cơ thể và trọng lượng.
– Tập trung mạnh mẽ vào việc kiểm soát cân nặng và khẩu phần ăn.
Các triệu chứng này có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng, và để được chẩn đoán rồi điều trị, cần phải tham khảo ý kiến của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.
Cách chữa rối loạn cảm xúc
Chữa trị rối loạn cảm xúc thường yêu cầu một kế hoạch điều trị toàn diện và cá nhân hóa. Phương pháp điều trị kết hợp tâm lý học, thuốc, thay đổi lối sống và hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Ngoài ra, dưới đây là một số cách khác hỗ trợ chữa rối loạn cảm xúc:
Thay đổi lối sống
– Chăm sóc sức khỏe: Đảm bảo duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và đảm bảo ngủ đủ giấc.
– Tránh các chất gây nghiện: Nếu bạn có vấn đề về việc sử dụng các chất gây nghiện, hãy tìm sự giúp đỡ để ngừng sử dụng.
– Thực hành kỹ thuật giảm căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng và lo âu bằng thiền, yoga và quản lý thời gian.
Hỗ trợ xã hội và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
– Hỗ trợ xã hội và tình thần có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục từ rối loạn cảm xúc. Nói chuyện với người thân và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè giúp bạn cảm thấy kết nối và được quan tâm hơn
Tự quản lý
– Học cách theo dõi và quản lý cảm xúc chính mình bằng cách viết nhật ký, gọi tên cảm xúc, và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Lưu ý rằng mỗi người có thể cần một kế hoạch điều trị riêng biệt dựa trên tình trạng cụ thể của họ. Điều quan trọng là tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
HUYỀN TRANG tổng hợp