Giải tỏa cơn tức giận và sự thất vọng thực sự có thể giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát cảm xúc và tinh thần làm việc trong một ngày bận rộn và mệt mỏi. Nhưng bạn phải làm điều đó trong chánh niệm.
Nhìn bên ngoài, có thể thấy ba người dưới đây sống cách xa nhau:
- Stefan làm việc như một bác sĩ gia đình và quản lý một phòng khám tại đô thị sầm uất ở miền Trung Tây Hoa Kỳ.
- Angelique đã biến tài năng thiết kế của mình thành một công việc kinh doanh phát đạt bằng cách sử dụng hàng dệt tái chế để tạo ra quần áo và cô tiếp thị khắp Đông Nam Á.
- Avery chỉ đạo một tổ chức phi lợi nhuận có quy mô lớn, chủ yếu tập trung vào việc cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm bổ dưỡng ở các cộng đồng nghèo tại miền bắc nước Anh.
Nhưng sâu bên trong mối liên hệ giữa họ gần hơn bạn nghĩ:
- Cuộc hôn nhân của Stefan vừa kết thúc, điều đó khiến anh ấy mất tập trung và ít dành thời gian ở bên bệnh nhân, đồng nghiệp của mình hơn.
- Bất kỳ lúc nào nhìn thấy email từ một nhà cung cấp cũ đang kiện mình, Angelique hầu như không thể kìm nén cảm giác tức giận.
- Việc cắt giảm tài trợ cho tổ chức sắp tới khiến Avery cực kỳ lo lắng và vô tình để tâm trạng của mình ảnh hưởng đến các nhân viên khác.
Làm việc trong các ngành công nghiệp khác nhau, tại các châu lục khác nhau. Nhưng ba nhà lãnh đạo này có điểm chung là không có khả năng quản lý cảm xúc khó chịu và làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Mỗi người đều thiếu khả năng tự chủ về cảm xúc – một trong mười hai năng lực cốt lõi về trí tuệ cảm xúc và xã hội của chúng ta.
Kiểm soát cảm xúc là gì?
Kiểm soát cảm xúc là khả năng quản lý những cảm xúc xáo trộn và duy trì tâm thế bình tĩnh ngay cả trong những tình huống căng thẳng. Lưu ý rằng tôi đã nói “quản lý” điều này khác với việc kìm nén cảm xúc. Chúng ta cần những cảm xúc tích cực — đó là điều làm cho cuộc sống trở nên phong phú. Nhưng chúng ta cũng cần cho phép mình có không gian và thời gian để xử lý những cảm xúc khó khăn, bối cảnh thực sự rất quan trọng khi bạn muốn làm điều này. Bạn có thể lực chọn chia sẻ khoảng thời gian khó khăn của mình với người bạn thân. Khả năng tự chủ về cảm xúc giúp bạn có thể kiểm soát những cảm xúc bất ổn, giữ bình tĩnh và sáng suốt.
Tại sao việc tự kiểm soát cảm xúc lại quan trọng?
Để hiểu được tầm quan trọng của việc tự kiểm soát cảm xúc, bạn nên biết điều gì đang diễn ra trong não của chúng ta khi chúng ta không kiểm soát được. Trong cuốn sách Bộ não và Trí tuệ cảm xúc, tác giả viết: “Amygdala là radar của não bộ để phát hiện các mối đe dọa. Bộ não của chúng ta được thiết kế như một công cụ để sinh tồn. Trong cấu tạo của não, hạch hạnh nhân giữ một vị trí đặc biệt. Nếu hạch hạnh nhân phát hiện ra mối đe dọa, ngay lập tức nó có thể chiếm phần còn lại của não, đặc biệt là vỏ não trước và chúng ta có cái gọi là không tặc hạch hạnh nhân.
Kẻ cướp thu hút sự chú ý của chúng ta, mang đến mối đe dọa hiện hữu. Nếu bạn đang ở nơi làm việc khi bạn bị xâm nhập hạch hạnh nhân, bạn không thể tập trung vào những yêu cầu của công việc. Bạn chỉ có thể nghĩ về điều đang khiến bạn phiền lòng. Trí nhớ cũng bị xáo trộn để giúp chúng ta dễ dàng nhớ những gì liên quan đến mối đe dọa, nhưng không thể nhớ rõ những điều khác. Trong thời gian bị xâm nhập, chúng ta không thể học thêm được điều mới và chỉ cư xử dựa vào thói quen – cách ta đã xử lý hết lần này đến lần khác. Chúng ta không thể đổi mới hoặc trở nên linh hoạt khi bị xâm nhập.
Hạch hạnh nhân cũng thường mắc lỗi…. Trong khi lấy dữ liệu về những gì chúng ta nhìn và nghe thấy ở một tế bào thần kinh đơn lẻ như mắt và tai, hạch hạnh nhân chỉ nhận được một phần nhỏ tín hiệu mà các giác quan đó nhận được. Phần lớn tín hiệu được chuyển đến các bộ phận khác của não, nơi mất nhiều thời gian hơn để phân tích nhưng kết quả đọc chính xác hơn. Ngược lại, hạch hạnh nhân phản ứng ngay lập tức và nó thường mắc sai lầm. Đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại, nơi mà những ‘mối nguy hiểm’ đến với tinh thần chứ không phải những mối đe dọa về thể chất. Vì vậy, chúng ta thường có xu hướng phản ứng thái quá khi một sự việc xảy ra. Và sau này khi nhớ lại ta thường cảm thấy hối tiếc.”
Nhà lãnh đạo đau khổ có ảnh hưởng như thế nào?
Nghiên cứu trên khắp thế giới và nhiều ngành công nghiệp khẳng định tầm quan trọng của việc các nhà lãnh đạo quản lý cảm xúc của họ. Các nhà nghiên cứu Úc phát hiện ra rằng những nhà lãnh đạo quản lý tốt cảm xúc sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn. Nghiên cứu khác cho thấy rằng nhân viên nhớ rõ nhất những cuộc gặp gỡ, trải nghiệm tiêu cực mà họ đã có với sếp. Và sau những tương tác tiêu cực, họ cảm thấy mất tinh thần và không muốn dính líu gì đến sếp đó nữa.
Cách phát triển khả năng tự kiểm soát cảm xúc
Đầu tiên, chúng ta cần vận dụng khả năng tự nhận thức về cảm xúc của bản thân. Điều đó bắt đầu bằng việc chú ý đến các tín hiệu bên trong cơ thể. Chánh niệm cho phép chúng ta nhìn thấy những cảm xúc khó khăn của mình khi chúng bắt đầu hình thành, chứ không đợi đến khi hạch hạnh nhân chiếm đoạt chúng ta.
Nếu bạn không nhận thấy hạch hạnh nhân của mình đã chiếm đoạt phần lý trí trong não của bạn, bạn sẽ khó lấy lại trạng thái cân bằng về cảm xúc cho đến khi hành vi xâm nhập hoạt động. Tốt hơn hết là bạn nên ngăn chặn nó trước khi nó đi quá xa. Hãy bắt đầu bằng sự tỉnh táo, theo dõi những gì đang diễn ra trong tâm trí bạn. Hãy tự nhủ “Bây giờ tôi thực sự khó chịu” hoặc “Tôi bắt đầu khó chịu”.
Sau đó, bạn có thể thử một cách tiếp cận nhận thức như trò chuyện với bản thân. Hoặc bạn có thể can thiệp bằng phương pháp: thiền hoặc thư giãn giúp làm dịu cơ thể và tâm trí của bạn. Chẳng hạn như hít thở sâu bằng bụng, điều này rất hữu ích. Chánh niệm sẽ hoạt động tốt nhất khi bạn đã thực hành chúng thường xuyên. Hãy biến chánh niệm trở thành một thói quen mạnh mẽ của tâm trí.