Chuyên đề

Tết xưa – Tết nay

Hồi còn nhỏ…

Chưa đứa nào nghĩ tới chuyện đi xa, nên cả đám cứ quẩn quanh theo chân ba mẹ. Theo ba đi chặt lá chuối về rửa rồi phơi; chạy loanh quanh chút lại vô ngồi chồm hổm trước xô nước ngâm lạt, sốt ruột hỏi, “khi nào mới được chẻ lạt vậy, ba?”. Theo mẹ ra chợ Tết nhìn người với người. Suốt cả năm mới thấy chợ xóm mình đông dữ vậy. Ai cũng nghèo. Ai cũng khó. Nhưng tới Tết là ai cũng hỉ hả móc túi mua thịt thà, mua trái cây, mua thêm luôn hai chậu bông vạn thọ vàng ươm ươm để chưng trước cửa.

Hồi còn nhỏ…

Ba gói bánh chưng vuông thiệt vuông mà không cần tới khuôn gỗ. Nhà chỉ có một cái khuôn, ba đưa con, biểu “tập gói đi để sau còn biết đường mà tự lo cho cuộc sống của mình!”. Con loay hoay cả tiếng, được cái bánh tròn không ra tròn mà vuông cũng chả ra vuông. Ba cười, biểu “để ba luộc mềm mềm cho con làm gối, chớ bánh gói đẹp vầy ai nỡ ăn?!”.

Mẹ gói mấy đòn bánh tét dài, tròn, đều như hình trên giấy người ta photo thêm ra. Vừa gói, mẹ vừa nhắc con cách trải nếp cho đều, nắm nhân đậu xanh cho chặt… Tới hồi nhìn thành quả của con, mẹ cười chảy nước mắt, quay qua ba nói “bánh này luộc làm chi cho phí, để ba lấy làm cột nhà!”…

Tết quê mình năm nào cũng lạnh, nên đồ mới năm nào cũng có cái áo len tự tay mẹ đan. Giờ nhắc lại với giọng điệu tự hào lắm lắm, nhưng hồi đó, mấy chị em đâu có thiệt lòng thấy vui. Đứa nhỏ nào chả ham áo quần mới, nên bận hoài một kiểu thì đâu có vừa lòng. Nhỏ quá, khờ quá, ham muốn quá thành ra vô tâm. Không đứa nào nhận ra áo mẹ mặc là kiểu mới nhưng len cũ, thậm chí còn vài chỗ loang lổ màu len khác, tại tháo ra rồi, đan lại không đủ thì mẹ phải “ké” mấy đoạn len mới của tụi con.

Rồi, đứa lớn đã lớn hơn…

Chị theo chồng về Sài Gòn lập nghiệp, dẫn theo một chị về đó học hành. Ai cũng nói đất Sài Gòn lành, nên ai cũng thích về đây tìm cơ hội. Ra đi với hy vọng tất nhiên không bao giờ là cái tội; chỉ là, sẽ tạo ra những khoảng lặng lạnh buốt cho người ở lại ngóng chờ.

Tết giờ, chỉ còn ba mẹ với em ngồi giữa sân nắng lau lá chuối. Em hồn nhiên hỏi mẹ “khi nào mấy chị mới về?”. Mẹ cúi đầu không nói. Ba thở dài rồi cũng lặng im. Suốt mấy năm ròng, không chị nào thấy em đã gói được bánh chưng vuông và bánh tét không còn bự chảng nữa. 

Tết với nhau giờ chỉ còn đúng được ba ngày. Chị vội vã về lại Sài Gòn kiếm tiền phụ ba mẹ nuôi em. Chị vội vã đi thẳng tới thời bồng bột của tuổi trẻ. Em trong nhà, ngồi đối diện với ba trước bàn cờ dang dở. Mẹ một mình tiễn hai chị rồi cô độc với hai chậu vạn thọ hãy còn vàng.

Tới đứa nhỏ rồi cũng lớn luôn…!

Cũng theo chị về Sài Gòn tìm cuộc sống mới. Cũng vài lần vấp ngã đau điếng rồi phải tự đứng lên. Cơn đau kéo dài tới tận Tết năm đó, rồi cả năm sau, nên đứa nhỏ mặt mày dàu dàu về nhà, nằm rịt trên phòng, trùm mền kín mít. Thỉnh thoảng, hé mắt ra dòm nghiêng, thấy trong tủ có cái áo len còn mới.

Tết giờ, ít ai cười, ít ai nói, tại ai cũng cố hết sức để dằn mấy câu than thở về cuộc sống nhiều lo toan. Tới bữa, chị khới miếng bánh chưng rồi khen ngon cho có lệ. Em bỏ bữa, nuốt không trôi vì cơn giận chính mình cứ chắn ngang cổ họng. Em hỏi mẹ, “sao năm này con thấy hiên nhà mình trống huơ?”. Mẹ cười buồn, “ờ, mẹ không mua mấy chậu vạn thọ nữa. Mua về cũng không có ai dòm…”. Em không chắc mình đã trưởng thành, chỉ biết mình đã muốn dừng lại để có vài phút tự trách, tự giận bản thân.

Nhưng khi đã quyết định ra đi, không mấy ai dám quay trở lại. Buồn mình vô tâm thờ ơ là vậy, chớ hết ba ngày Tết là để ba mẹ với căn nhà nhỏ lạnh ngắt lạnh ngơ, mấy chị em lại đùm túm nhau về nơi luôn ấm. Lên xe ngồi, mấy chị em ôm nhau khóc thút thít, dặn lòng, dặn cả đứa còn lại năm sau về ăn Tết với ba mẹ cho đàng hoàng. Nhưng… cuộc sống mưu sinh của những kẻ chưa thành công thường có đủ cớ để giảm bớt khái niệm “đàng hoàng” về tối giản. Nghĩa là, chỉ ba ngày với nhau. Nghĩa là, nồi bánh chưng, bánh tét không còn đỏ lửa, vì đơn giản “vài trăm ngàn có cặp bánh ngon rồi, ba mẹ gói chi mất công”…

Rồi, có một cái Tết với chuyến xe thật sự để trở về…

Sau dịch, cuộc sống vốn hỗn loạn nay còn hỗn loạn hơn, những lo toan nay chất chồng như núi. Đứa thất nghiệp, đứa bán buôn ế ẩm, nhìn dòng người thưa dần ở nơi tưởng lúc nào cũng tấp nập, xô bồ mà ứa nước mắt, buồn thúi ruột thúi gan. Không đứa nào lo Tết không có tiền để mừng tuổi ba mẹ nhiều nhiều chút, tại, chưa từng khi nào ba mẹ cần. Cũng không đứa nào nghĩ chuyện phải tranh thủ thời gian, tại, việc vàng không có nên thừa rảnh để buồn, để khổ. Đứa nào cũng chỉ nghĩ, làm sao để tự vực dậy mình, để về nhà với ba mẹ một năm thiệt vui vẻ.

Con người kỳ cục quá, phải không? Khi đủ ăn thì tính chuyện tìm cách để dành. Chỉ lúc thiếu mới đủ rảnh để nghĩ về vui buồn của kỷ niệm. Hồi chạy theo cơm – áo – gạo – tiền, không thấy đứa nào nhớ cái lò than ba nhóm giữ ấm nhà, nhớ hình ảnh ba thức tới tận khi cả đám con đã ngủ, dụi tắt than cho an toàn rồi mới yên tâm lên giường. Hồi đó, nghe mẹ gọi nói ở quê lạnh lắm, mấy đứa chỉ đơn giản bấm điện thoại, chuyển về một khoản tiền với câu nhắn ngắn củn “ba mẹ mua cái quạt sưởi nghen!”.

Thời dư giả, tranh thủ đưa con cái đi du lịch chỗ này chỗ kia rồi mới dẫn nhau về quê với ông bà, có hề đứa nào nhớ cảnh mẹ đạp xe từ chỗ làm về, rầy “sao không bưng mẹt cà rốt, củ cải vô, để sương ẩm sao mai mẹ muối?”. Có nghĩa, cũng chả đứa nào nhớ mùi vị hũ dưa món đậm đà mẹ tự tay làm để cả nhà ăn với bánh tét, bánh chưng. Hồi đó, mỗi đứa chỉ nhớ hỏi nhau coi đã đặt gì rồi, thiếu món gì thì nhấc điện thoại, gọi đặt hàng giao về nhà ba mẹ. Bánh trái có đủ, dưa món cũng sẵn sàng; chỉ có điều, mùi vị đó hình như rất khác…

Giờ, mấy chị em ngồi với nhau nói lại chuyện xưa. Miệng thì cười mà mắt thì ướt. Đứa nào cũng nói, giá thời gian quay lại được, để cả đám đừng dẫn nhau đi xa khỏi mái nhà. Rồi cả mấy chị em vỡ òa khi thấy mẹ lững thững xách giỏ đi vô, miệng cười toe toét, “nè, áo len mẹ đan cho mấy đứa nè! Năm nay còn lạnh dữ nữa, mẹ đem sẵn xuống để mặc từ khi lên xe về!”.

Hai chị cố ở lại thêm vài ngày, bán buôn có ế ẩm mấy thì vẫn hy vọng kiếm được chút đỉnh bù tiền thuê mặt bằng. Đứa nhỏ nhất theo mẹ về luôn, trên chuyến xe nó trả 0 đồng vì mẹ đã giành trả hết với câu nói khiến lòng nó đau buốt, “lâu lâu mẹ mới cho út được chút, nhận đi kẻo mẹ buồn!”. Suốt chuyến xe, đứa nhỏ cứ cười hoài để ngăn mình đừng khóc. Tại cứ chút là mẹ nói, “mai mốt hai mẹ con mình ra chợ mua cặp chậu vạn thọ về chưng”, “năm nay, ba, mẹ với út lại gói bánh, nghen, gói cho vui chớ không phải mẹ tiếc tiền mua bánh ngon cho mấy đứa đâu!”, “năm nay việc vàng buồn ghê, nhưng mẹ lại vui, vì út về ăn tết với mẹ được nhiều ngày hơn mấy năm trước!”…

TRƯƠNG THANH THÙY

Cùng tìm hiểu những kiến thức hay, có tính khai sáng trên app ANSpace bằng cách vào mục Tìm kiếm (Nhập từ khóa) => Khai sáng

Tải và trải nghiệm ngay app ANSpace:

– IOS: https://apple.co/3xoPaJN

– Android: https://bit.ly/3aPxRK8

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận tin

Đăng ký để nhận những tin mới nhất từ AN.

Bài viết nổi bật
Logo

Cải thiện cuộc sống của bạn

Dừng lại việc đè nén

bắt đầu việc loại bỏ

Download ngay tại

googleplay

Hãy đồng hành cùng chúng tôi

“Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

"HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ cho các bệnh nhân - Tái tạo năng lượng" cho y bác sĩ và các nhân viên y tế

Tư vấn xây dựng AN Room, chuyển giao hoàn toàn miễn phí các phương pháp hỗ trợ điều trị và Trao tặng ứng dụng AN Space cho các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội.

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Hãy cùng chúng tôi giới thiệu đến các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội về dự án này, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, trao tặng “Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

Chia sẻ ứng dụng

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

Trao tặng hoàn toàn miễn phí ứng dụng chăm sóc sức khỏe thân tâm An Space cho 10.000 bệnh nhân tại Việt Nam

Bạn có biết

BỆNH TRẦM CẢM

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch.

Một thống kê tại Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 – 40.000 người. Đa số các vụ tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng được sống.

Trầm cảm ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ, hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.

 

BỆNH TIM MẠCH

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Số ca tử vong mỗi năm khoảng 170.000 ca.

 

BỆNH UNG THƯ

Tại Việt Nam, năm 2020 ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Căn bệnh này luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và nỗi đau vì số lượng tử vong.

Theo GLOBOCAN, tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.

Tất cả những bệnh nhân này đều cần HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ và cần những thành viên trong gia đình, cộng đồng nâng đỡ về tinh thần!

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Bạn hãy tải và trở thành thành viên chính thức của Ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện An Space. Khi bạn tải và đăng ký sử dụng ứng dụng một năm để sử dụng cho chính bạn và gia đình là đồng thời bạn đã cùng chúng tôi trao tặng ứng dụng AN Space cho một bệnh nhân đang gặp khó khăn.

 

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa.

Sử dụng và sẻ chia ngay bây giờ!

Chia sẻ dự án

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

ANLogo
Cảm ơn bạn đã quyết định tham gia cùng chúng tôi.

Vì một thế giới khỏe mạnh và hạnh phúc hơn

Bạn sẽ sớm nhận được email phản hồi từ chúng tôi trong thời gian sớm nhất !

ANLogo
Chúc mừng bạn đã quyết định tham gia hành trình​

28 ngày yêu thương chính mình

Bạn sẽ sớm nhận được email chào mừng từ chúng tôi !

Ngày đầu tiên của hành trình tuyệt vời này sẽ bắt đầu từ ngày mai. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể khám phá thêm các chương trình khác của chúng tôi.

TRẢI NGHIỆM

28 ngày miễn phí chăm sóc sức khoẻ thân tâm toàn diện cùng AN Space

Chúng tôi tôn trọng và cam kết sẽ bảo mật những thông tin mang tính riêng tư của bạn.