Nghiên cứu cho thấy trái tim của chúng ta bị tác động về mặt thể chất bởi cảm xúc và tâm trạng. Chánh niệm có thể thúc đẩy các cảm xúc tích cực, nuôi dưỡng và bảo vệ trái tim. Trong hàng thiên niên kỷ, trái tim đã được miêu tả là nơi chứa đựng cảm xúc của con người. Hình ảnh này đã được phổ biến trong nghệ thuật và văn học nhưng khoa học thần kinh hiện đại và nghiên cứu tim mạch chỉ mới bắt đầu khám phá mối liên hệ giữa cảm xúc con người và sức khỏe thể chất.
Theo thời gian, trái tim được nuôi dưỡng và định hình bởi cảm xúc và tâm trạng của chúng ta. Hiện nay chúng ta có thể điều chỉnh các kết nối của não bằng cách sử dụng các phương pháp thực hành cụ thể. Cấu trúc và chức năng của tim có thể trải qua những thay đổi để phản ứng với cảm xúc của chúng ta: một dạng của quá trình được gọi là tính đàn hồi của tim.
Tâm trí cân bằng, trái tim mạnh mẽ
Những cảm xúc tiêu cực có nguy cơ gây hại cho trái tim. Ví dụ, một phân tích tổng hợp năm 2014 của 30 nghiên cứu về tương lai (40 báo cáo độc lập) với 893.850 người tham gia và theo dõi từ 2 đến 37 năm, dự đoán rằng trầm cảm sẽ khiến người bệnh có nguy cơ phát triển bệnh mạch vành hoặc đau tim. Lo lắng, các sự kiện đau buồn, tức giận, thất vọng và căng thẳng công việc không ngừng đều gây ra các nguy cơ tim mạch tương tự.
Ví dụ, những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tim được gọi là bệnh cơ tim căng thẳng, thường được mô tả là “hội chứng trái tim tan vỡ”. Trong tình trạng này, thể chất của trái tim yếu đi và đôi khi không hoạt động được do quá đau buồn, đau khổ về tình cảm hoặc quá bất ngờ. Nguy cơ đau tim tăng gấp 21 lần trong vòng 24 giờ sau khi mất người thân.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những cảm xúc tích cực như lòng biết ơn, sự lạc quan và sự đồng cảm có thể mang lại kết quả tốt, làm giảm căng thẳng, giúp trái tim đi vào trạng thái cân bằng và bình tĩnh. Lạc quan, có mục đích sống ảnh hưởng tích cực đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành (CHD). Trong một thử nghiệm lớn, 97.253 phụ nữ khỏe mạnh đã được theo dõi trong hơn 8 năm. Những người lạc quan được phát hiện có nguy cơ mắc CHD thấp hơn, bao gồm tỷ lệ tử vong do CHD thấp hơn 30% và tổng tỷ lệ tử vong thấp hơn 14%. Những người có mức độ hoài nghi và ganh ghét cao có nguy cơ tử vong sớm hơn, do ung thư hoặc các nguyên nhân khác.
Mặc dù chúng ta có thể không kiểm soát được một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như gen di truyền. Nhưng hiểu được mối liên hệ giữa cảm xúc và sức khỏe tim mạch cho phép chúng ta nuôi dưỡng cảm xúc, trái tim và thể chất. Ứng dụng AN Space với những bài dẫn thiền nhẹ nhàng, thư giãn, chuyên mục khai sáng, chữa lành có thể giúp bạn học cách nhận diện, cân bằng cảm xúc, thấu hiểu bản thân từ đó bao dung với chính mình và những người xung quanh. Bạn có thể thử tải ứng dụng và sử dụng miễn phí để có trải nghiệm sâu sắc hơn.
Tải ứng dụng ngay tại đây:
- IOS: https://apple.co/3xoPaJN
- Android: https://bit.ly/3aPxRK8
Một sự thay đổi của trái tim
Để hiểu cách cảm xúc tác động đến cơ thể chúng ta, điều quan trọng là phải biết chúng đến từ đâu. Có rất nhiều yếu tố của căng thẳng bắt đầu từ tâm trí của chúng ta. Chính những nhận thức và diễn giải về các sự kiện, trải nghiệm sẽ xác định suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
Trước tiên, hãy xem cảm xúc đến từ đâu, sau đó chúng ta có thể giải mã sự khác biệt giữa cảm giác, cảm xúc và tâm trạng. Cảm xúc là những phản ứng sơ khai, vô thức của cơ thể, bắt nguồn trong vài giây từ các trung tâm rìa não (ví dụ: hạch hạnh nhân), cung cấp thông tin cho các trung tâm vỏ não trước trán hiện đại và độc đáo hơn của con người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tạo lập suy nghĩ.
Cảm xúc rồi sau đó đến nảy sinh tình cảm. Theo Antonio Damasio, chủ nhiệm khoa học thần kinh, đồng thời là giáo sư tâm lý học, triết học và thần kinh học tại Đại học Nam California, trái với những gì chúng ta vẫn thường nghĩ , cảm xúc khác với cảm giác. Theo Damasio, cảm giác là ý nghĩa mà chúng ta cung cấp cho cảm xúc của mình dựa trên ký ức và niềm tin, đồng thời dán nhãn một cách chủ quan về trải nghiệm của cá nhân.
Ví dụ, nếu được yêu cầu nói chuyện trước đám đông, chúng ta có thể gặp phải những phản ứng cảm xúc như tim đập nhanh hơn, cơ bắp căng thẳng và bồn chồn, lo lắng. Sau đó, những cảm xúc vật lý này được giải thích bởi tâm trí có ý thức của chúng ta, gọi chúng là một cảm giác: “sợ hãi”.
Cảm xúc của chúng ta giúp cơ thể tiến tới hành động tự bảo vệ
Tâm trạng là những chòm sao của cảm xúc và cảm giác, có thể không liên quan đến một sự kiện khởi đầu nhưng có thể kéo dài nhiều ngày. Khi chúng ta có những cảm xúc và cảm giác lặp đi lặp lại, sau đó ta bắt đầu nhận dạng được chúng – coi cảm xúc là một phần của con người – chúng ta có thể không nhận thức được những cảm xúc đó, bởi vì cảm xúc dường như đã trở thành là những người bạn luôn đồng hành chứ không phải cứ nảy sinh rồi vụt biến mất.
Cảm xúc thúc đẩy chúng ta như thế nào?
Cảm xúc của chúng ta giúp cơ thể tiến tới hành động tự bảo vệ. Ngay cả gốc của từ cảm xúc cũng nhắc nhở chúng ta về điều này – e movēre, tiếng Latinh có nghĩa là hướng ra bên ngoài. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng khám phá cách cảm xúc kết nối bộ não với cơ thể.
Cảm xúc tạo ra một chuỗi phản ứng của các tín hiệu điện và hóa học từ não, các tín hiệu này truyền đi khắp cơ thể dọc theo hệ thống thần kinh tự trị (ANS). Các cơ quan của chúng ta đều được lập trình để nhận các tín hiệu vật lý này và có các thụ thể bao phủ bề mặt của chúng. Đây là lý do tại sao một cảm xúc đơn lẻ như căng thẳng có thể kích hoạt các tín hiệu, tiểu cầu trong máu (xu hướng hình thành cục máu đông), và khiến các tế bào của chúng ta già đi nhanh chóng hơn.
Cảm xúc cũng ảnh hưởng đến chức năng của chính bộ não, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, cách suy nghĩ, mức năng lượng, chất lượng giấc ngủ và thậm chí cả sự thèm ăn của chúng ta.
Điều này đưa chúng ta đến điểm dừng cuối cùng trên con đường tâm trí – trái tim: những hành vi được kích hoạt bởi những thôi thúc có ý thức và vô thức mà cảm xúc sẽ khiến trái tim bị ảnh hưởng. Trạng thái tinh thần quyết chúng ta sẽ hướng đến hay tránh xa việc tự chăm sóc bản thân, sự tuân thủ với lựa chọn lối sống lành mạnh, khả năng phát triển và duy trì một mạng lưới xã hội hỗ trợ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính cách của chúng ta, bao gồm nhiều cách phản ứng mặc định với thế giới, là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim.
Nhiều người trong chúng ta có thể đã nghe nói về mối liên hệ giữa việc có nhân cách loại A và phát triển bệnh tim. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số đặc điểm loại A có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: trầm cảm, lo lắng, tức giận và thù địch đều là những yếu tố mạnh mẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, trong đó trầm cảm là yếu tố góp phần mạnh nhất.
Có một là tin tốt là: Với việc thực hành chánh niệm, chúng ta có thể thay đổi một số khía cạnh của các kiểu phản ứng cảm xúc mặc định.
Tăng cường sức khỏe trái tim và cảm xúc của bạn
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ xác định 7 yếu tố quyết định sức khỏe tim mạch, bao gồm: sử dụng thuốc lá, dinh dưỡng, mức độ tập thể dục, cấu tạo cơ thể, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Lối sống thường ngày sẽ xác định chúng ta có bao nhiêu chỉ số trong số những điều này. Theo thời gian, những hành vi và các thông số thay đổi có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan đến tim và các biến cố sức khỏe bất lợi.
Hiểu được mối liên hệ giữa trạng thái cảm xúc và các hành vi liên quan đến sức khỏe, ta có thể cải thiện sức khoẻ trái tim và sức khỏe tổng thể bằng việc học cách nhận thức sâu sắc về trạng thái, cảm xúc bên trong mình. Điều này thực sự có thể giúp ta bảo vệ trái tim của mình.
AN hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về trái tim của mình. Từ đó, giúp bạn tìm ra những phương pháp phù hợp, thiết lập nếp sống khỏe – sống an để cuộc sống ngày càng hạnh phúc, bình an. Đây là mục đích mà AN luôn muốn hướng tới “vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”.
Tải ứng dụng ngay tại đây:
- IOS: https://apple.co/3xoPaJN
- Android: https://bit.ly/3aPxRK8
Huyền Trang biên soạn