Mời bạn lắng nghe một câu chuyện ngắn từ AN Space để có sự hình dung về khái niệm “quan niệm bản thân”
1. Quan niệm về bản thân là gì?
Quan niệm về bản thân là cách chúng ta nhận thức các hành vi, khả năng và các đặc điểm độc nhất của mình. Ví dụ, những niềm tin chẳng hạn như “Tôi là một người bạn tốt” hoặc “Tôi là một người tử tế” là một phần của quan niệm tổng thể về bản thân.
Sự tự nhận thức rất quan trọng vì ảnh hưởng đến động cơ, thái độ và hành vi của chúng ta. Điều này còn ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận về con người của chính mình như năng lực, giá trị của bản thân.
Quan niệm về bản thân có xu hướng dễ uốn nắn hơn khi ta còn trẻ. Bởi vì, đó là giai đoạn chúng ta vẫn còn trong quá trình tự khám phá bản thân và hình thành tính cách riêng. Khi có kinh nghiệm sống dày dặn hơn, chúng ta sẽ dần tìm được đáp án về chính mình, điều gì quan trọng nhất – những nhận thức về bản thân sẽ dần trở nên chi tiết và có tổ chức hơn.
Cơ bản, quan niệm về bản thân là tập hợp những niềm tin mà mỗi người có về bản thân và phản ứng đối với niềm tin của người khác. Nó là hiện thân của đáp án để trả lời cho câu hỏi: ” Tôi là ai? “
2.Ba thành phần của quan niệm về bản thân theo Rogers:
Nhà tâm lý học nhân văn Carl Rogers cho rằng quan niệm bản thân được tạo thành từ ba thành phần khác nhau:
- Bản thân lý tưởng : Bản thân lý tưởng là con người bạn muốn trở thành. Người này có các thuộc tính hoặc phẩm chất mà bạn đang hướng tới hoặc muốn sở hữu. Đó là con người bạn hình dung về mình nếu bạn là chính xác như bạn muốn.
- Hình ảnh bản thân: Hình ảnh bản thân đề cập đến cách bạn nhìn thấy chính mình tại thời điểm này. Các thuộc tính như đặc điểm ngoại hình, tính cách và vai trò xã hội đều đóng một vai trò quan trọng trong hình ảnh bản thân của bạn.
- Lòng tự trọng : Bạn thích, chấp nhận và đánh giá cao bản thân đến mức nào đều góp phần vào quan niệm về bản thân của bạn. Lòng tự trọng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố – bao gồm cách người khác nhìn nhận về bạn, cách bạn nghĩ về chính mình so với những người khác và vai trò trong xã hội.
3.Tính bất hợp lý và tính đồng thời
Quan niệm về bản thân không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Nếu có một sự không phù hợp giữa cách bạn nhìn nhận bản thân (hình ảnh bản thân) và con người bạn mong ước (bản thân lý tưởng của bạn), thì quanniệm về bản thân của bạn trở nên bất hợp lý hay không phù hợp. Sự bất hợp lý này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng.
Rogers tin rằng tính không hợp lý có nguồn gốc từ thời thơ ấu. Khi cha mẹ đặt điều kiện về việc thể hiện tình cảm đối với con cái. Ví dụ: Chỉ thể hiện tình yêu thương nếu trẻ “đạt được” thành tích và sống theo kỳ vọng của cha mẹ. Trẻ bắt đầu bóp méo ký ức về những trải nghiệm khiến chúng cảm thấy mình không xứng đáng với tình yêu thương của cha mẹ.
Mặt khác, tình yêu thương vô điều kiện giúp thúc đẩy sự hợp nhất. Những đứa trẻ trải qua tình yêu thương như vậy – còn được gọi là tình yêu thương gia đình – cảm thấy không cần phải liên tục bóp méo ký ức của mình để tin rằng người khác sẽ yêu thương và chấp nhận chúng như chúng vốn là.
4.Phát triển quan niệm về cá nhân
Một phần, quan niệm về bản thân phát triển thông qua sự tương tác của chúng ta với những người khác. Ngoài các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người khác trong cuộc sống cũng có thể góp phần tạo nên bản sắc riêng của chúng ta.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng giáo viên càng tin tưởng vào khả năng của một học sinh có thành tích cao, thì học sinh đó càng có quan niệm về bản thân cao hơn. (Điều thú vị, không có mối liên hệ nào như vậy được tìm thấy với những sinh viên có thành tích thấp hơn.)
Quan niệm bản thân cũng có thể được phát triển thông qua những câu chuyện mà chúng ta nghe được. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng nữ độc giả người bị “đắm chìm” vào câu chuyện về một nhân vật chính với vai trò của một người phụ nữ truyền thống, có quan niệm về nữ quyền nhiều hơn.
Các phương tiện truyền thông cũng đóng một vai trò trong việc phát triển quan niệm bản thân — bào gồm cả phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Khi những phương tiện này quảng bá những lý tưởng nhất định, chúng ta có nhiều khả năng biến những lý tưởng đó thành của riêng mình. Khi những lý tưởng này được bàn luận sôi nổi, truyền bá rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về bản thân của chúng ta.
5.Có thể thay đổi quan niệm về bản thân không?
Quan niệm về bản thân không phải là bất biến, nghĩa là nó có thể thay đổi. Môi trường của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Những nơi có nhiều ý nghĩa đối với chúng ta sẽ góp phần tích cực vào quan niệm về bản thân trong tương lai, thông qua cách chúng ta liên hệ môi trường và cả cách xã hội liên hệ với môi trường đó.
Những người chúng ta tương tác hàng ngày cũng có thể làm thay đổi quan niệm của ta về bản thân. Điều này đặc biệt đúng đối với những cá nhân đang giữ vai trò lãnh đạo. Họ có thể tác động đến cái tôi tập thể (cái tôi trong các nhóm xã hội) và cái tôi quan hệ (cái tôi trong các mối quan hệ).
Trong một số trường hợp, chẩn đoán y khoa có thể thay đổi quan niệm về bản thân bằng cách giúp mọi người hiểu tại sao họ cảm thấy như vậy — chẳng hạn như một người nhận được chẩn đoán bị tự kỷ, điều này lý giải nguyên nhân tại sao họ có những cảm xúc khác biệt.
6.Những câu hỏi thường gặp về chủ đề quan niệm bản thân
- Khi nào thì quá trình phát triển quan niệm bản thân kết thúc?
Phát triển quan niệm bản thân không bao giờ kết thúc. Mặc dù bản sắc của một người được cho là chủ yếu hình thành trong thời thơ ấu, nhưng trải nghiệm của bạn khi trưởng thành cũng có thể thay đổi cách bạn cảm nhận về bản thân.
- Quan niệm bản thân ảnh hưởng đến giao tiếp như thế nào?
Phương thức chúng ta giao tiếp cũng chịu sự ảnh hưởng từ cách chúng ta quan niệm về bản thân mình. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy mình là một nhà văn giỏi, bạn có thể thích giao tiếp bằng văn bản hơn là nói với người khác.
Nếu nhóm xã hội của bạn giao tiếp theo một cách nhất định, bạn cũng có thể chọn giao tiếp theo cách đó. Các nghiên cứu về thanh thiếu niên đã kết nối sự rõ ràng về quan niệm bản thân với sự giao tiếp cởi mở hơn với cha mẹ.
- Sự khác biệt giữa quan niệm bản thân và lòng tự trọng là gì?
Quan niệm bản thân mô tả một cách khái quát, rộng mở về chính chúng ta (“Tôi là một nhà văn giỏi”) trong khi lòng tự trọng là sự đánh giá hay một quan điểm nào đó về bản thân (“Tôi cảm thấy tự hào là một nhà văn giỏi”). Nói một cách khác, quan niệm bản thân trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Lòng tự trọng trả lời câu hỏi: Tôi cảm thấy thế nào về con người của mình?
- Tại sao một quan niệm về bản thân được phát triển tốt lại có lợi?
Quan niệm về bản thân tác động đến cách chúng ta phản ứng với cuộc sống. Vì vậy, quan niệm về bản thân được phát triển tốt sẽ giúp chúng ta phản ứng theo những cách tích cực, cho phép chúng ta nhận ra giá trị của mình. Ý niệm về bản thân được xây dựng và phát triển tích cực sẽ giúp chúng ta không tiếp thu những phản hồi tiêu cực từ người khác.
- Văn hóa ảnh hưởng đến quan niệm bản thân như thế nào?
Các nền văn hóa khác nhau có những niềm tin khác nhau. Mỗi tôn giáo có những ý tưởng khác nhau về việc cá nhân nên tư duy độc lập hay phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo. Tất cả các chuẩn mực văn hóa ảnh hưởng đến quan niệm bản thân và cách một người nhìn nhận bản thân mình trong mối quan hệ với những người khác.
Bạn đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “Tôi là ai” chưa? Cộng đồng sống AN LÀNH – NHÂN ÁI của AN Space giúp bạn tác động tích cực đến quan niệm bản thân. AN Space tin rằng mỗi chúng ta là một kiến trúc kỳ diệu chỉ cần chúng ta biết cách mở ra điều kỳ diệu ấy trong chính mình. Mời bạn tham gia hành trình rèn luyện Thân – Tâm – Trí cùng AN Space để góp nhặt những phương pháp khám phá chính mình.
Theo dõi những thông tin bổ ích được chúng tôi cung cấp mỗi ngày fanpage AN Space