Hãy hình dung thế này: Bạn đang ở trong một căn phòng đầy người và mọi người dường như đang giao lưu và có khoảng thời gian vui vẻ ngoại trừ bạn. Bạn đang đứng ở một bên, một mình. Có rất nhiều cơ hội tại sự kiện gặp gỡ này nhưng bạn không thể tự mình bắt chuyện.
Nghe có vẻ quen quá phải không? Vậy thì có thể bạn đang mắc phải “lỗi” nhút nhát. “Lỗi” khó chịu này là một phần trải nghiệm của mọi người vào lúc này hay lúc khác. Lí do khiến chúng ta nhút nhát là do khao khát và mong muốn được hòa nhập nhưng lại sợ bị từ chối hoặc bị chỉ trích.
Sự nhút nhát có thể có tác động sâu sắc đến sự tự tin và sau đó là sức khỏe tinh thần của bạn. Khi phải vật lộn với sự nhút nhát, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia vào các tương tác xã hội, thể hiện bản thân hoặc khẳng định ý kiến của mình. Điều này sẽ làm xói mòn sự tự tin của bạn theo thời gian.
Khi sự tự tin giảm sút, bạn có thể tránh hoàn toàn các môi trường giao tiếp, điều này càng làm tăng thêm sự nhút nhát và cô lập. Chu kỳ tiêu cực này có thể góp phần gây ra cảm giác tự ti, cô đơn, rối loạn lo âu và thậm chí trầm cảm, cuối cùng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Chắc chắn bạn không muốn điều này xảy ra với mình phải không và bạn cũng muốn cảm thấy bớt nhút nhát để có thể vui vẻ hơn khi giao tiếp và là chính mình khi ở cạnh người khác? Thực hiện những điều sau đây sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
1. Đừng bao giờ nói rằng bản thân mình nhút nhát
Bạn có bao giờ nhận thấy rằng bạn càng nói mình là người nhút nhát thì sự rụt rè của bạn càng tăng lên? Thay vì liên tục nói về việc bạn nhút nhát, hãy thử điều chỉnh lại tâm trí bằng những lời khẳng định tích cực như “Mình tự tin”, “Mình nói năng rõ ràng và thoải mái” và “Mình có thể diễn đạt trôi chảy và hùng hồn”. Từ hôm nay, đừng nghĩ mình là người nhút nhát nữa mà hãy coi mình là người độc đáo theo cách riêng của bạn.
2. Cũng đừng để ánh đèn sân khấu ảnh hưởng đến bạn
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu đề cập đến giả định ràng mọi điều bạn làm và nói sẽ được mọi người nhìn thấy, gần như thể một ánh đèn sân khấu đang chiếu vào bạn.
Sự “ảo tưởng” này là nguyên nhân góp phần gây ra sự nhút nhát hoặc lo lắng. Nếu bạn lo lắng về việc người khác chú ý và đánh giá những khuyết điểm, tật xấu của bạn thì bạn càng có nhiều khả năng đứng ngoài đám đông để có thể tự bảo vệ mình. Nhưng thực tế là hầu hết mọi người đều có xu hướng ít tinh ý hơn bạn nghĩ, một phần vì họ bận nghĩ đến ánh đèn sâu khấu của chính mình. Bạn có thể cảm thấy như mọi con mắt đang đổ dồn vào mình nhưng thường thì không phải như vậy. Bạn không tin ư? Hãy tự hỏi bản thân xem bạn biết được bao nhiêu về những người xung quanh và và họ đang làm gì vào thời điểm bất kỳ nào đó.
3. Bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ
Đặt ra những mục tiêu nhỏ là cách hiệu quả để vượt qua sự nhút nhát bằng cách dần dần xây dựng sự tự tin và kỹ năng giao tiếp của bạn. Khi bạn thiếu tự tin, việc lao vào các tình huống giao tiếp sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi hoặc không thoải mái. Bằng cách đặt ra những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được, bạn sẽ từng bước xây dựng sự tự tin và dần dần mở rộng vùng an toàn của mình.
Để đặt ra những mục tiêu nhỏ, hãy bắt đầu bằng việc xác định một tình huống giao tiếp mà bạn thấy khó khăn nhưng không quá áp đảo. Đây có thể là những việc đơn giản như chào một người lạ, trò chuyện với đồng nghiệp hoặc tham gia một câu lạc bộ hoặc nhóm mới. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, hãy chia nó thành các bước nhỏ hơn để có thể đạt được.
Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu cuộc trò chuyện với một người lạ, bạn có thể chia cuộc trò chuyện thành các bước sau:
– Mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với người đó.
– Chào và giới thiệu bản thân.
– Đưa ra một tuyên bố liên quan đến tình hình hiện tại của họ “Mình thấy rằng bạn có sở thích XYZ, mình thì chưa hiểu rõ về nó” và hỏi một câu hỏi đơn giản, chẳng hạn như “Vì sao bạn thích XYZ đến vậy?” hoặc bất kỳ câu hỏi mở nào khác.
Bằng cách chia nhỏ mục tiêu của mình thành các bước nhỏ hơn, bạn sẽ dần hình thành sự tự tin. Và khi đạt được mục tiêu, dù nhỏ đến đâu hãy nhớ ăn mừng và xem đó là động lực để bạn tiếp tục hành trình của mình.
4. Đừng so sánh bản thân với những người không bao giờ ngại ngùng
Khi so sánh bản thân với người khác, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn sẽ cảm thấy quá tệ về bản thân. Có thể cuối cùng bạn sẽ nói những câu như “Tôi sẽ không bao giờ giống họ” hoặc “Cố gắng trở nên tốt hơn để làm gì?”. Điều đó sẽ hủy hoại sự tự tin của bạn nói chung.
Nếu bạn nhận thấy những người xung quanh tự tin hơn trước đám đông, đừng để điều đó làm bạn bận tâm dù chỉ là một chút. Bạn không bao giờ biết hết những gì người khác đã trải qua. Ngay cả những người tự tin nhất hoặc có kỹ năng giao tiếp tốt nhất cũng từng có lúc ngại ngùng trong đời. Có lẽ họ cũng đã phải lo lắng làm cách nào để vượt qua sự nhút nhát như bạn bây giờ.
Thay vì so sánh bản thân với người khác một cách tiêu cực, hãy lấy những người giỏi hơn bạn làm nguồn cảm hứng và động lực. Hãy luôn tự nhủ rằng “Họ làm được thì mình cũng làm được”.
5. Tập trung vào điểm mạnh của bạn và phát huy chúng
Tất cả chúng ta đều có những phẩm chất độc đáo và những cách thể hiện bản thân khác nhau. Nếu mọi người đều giống nhau thì thế giới sẽ là một nơi khá nhàm chán và đáng sợ.
Hãy tìm điều gì đó bạn giỏi và tập trung hết sức lực thực hiện. Một thế mạnh được công nhận sẽ nâng cao lòng tự trọng tự nhiên và cái tôi của bạn, giúp bạn nhìn nhận chính mình tốt hơn. Đó là một giải pháp ngắn hạn nhưng sẽ mang lại cho bạn sự tự tin cần thiết để phá vỡ rào cản sợ hãi mà bạn tự áp đặt cho bản thân mình.
Ví dụ, nếu bạn có tính hài hước, hãy pha vài câu đùa khi tương tác với mọi người. Tiếng cười của họ sẽ khiến bạn tự tin hơn. Nếu bạn giỏi đưa ra lời khuyên, sự nhẹ nhõm và lòng biết ơn của người khác sẽ khiến việc giao tiếp trở nên thoải mái hơn.
Hãy bớt lo lắng về điểm yếu và tập trung nhiều hơn vào điểm mạnh của bạn. Nếu bạn có thể sử dụng điểm mạnh của mình một cách hợp lý khi giao tiếp, theo thời gian bạn sẽ nhận ra rằng mình không còn cảm thấy ngại ngùng nhiều như trước nữa.
6. Thực hành thiền quán niệm hơi thở hàng ngày
Thành thiền định đã được chứng minh là làm giảm căng thẳng và lo lắng – nguyên nhân dẫn đến tính nhút nhát. Thông qua thiền, bạn sẽ nâng cao nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh, có cái nhìn khách quan hơn vào trải nghiệm và cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ tập trung vào những gì có thật hơn là những gì được tưởng tượng. Bạn sẽ giải quyết các sự kiện hiện tại, những gì có thể làm ngay bây giờ, thay vì tương lai không thể đoán trước.
Hãy ngồi hoặc nằm xuống. Tập trung nhận thức cho mọi bộ phận trên cơ thể, bắt đầu từ ngón chân và di chuyển lên cơ thể đến đỉnh đầu. Ở mọi bộ phận trên cơ thể, hãy siết chặt các cơ ở trung tâm nhận thức trong 3-5 giây, sau đó thư giãn. Lặp lại điều này cho đến khi di chuyển đến đỉnh đầu. Trong quá trình thực hiện, nhớ hít vào và thở ra đều đặn.
Đã đến lúc bước ra ngoài vỏ bọc của bạn. Đã đến lúc rèn luyện lòng can đảm của bạn. Đã đến lúc bạn phải đứng lên để người khác có thể biết về những điều thú vị của bạn thay vì cứ mãi lẫn trốn trong “ốc đảo” của riêng mình. Bạn biết không? Bạn can đảm hơn bạn nghĩ đấy!
Hãy sử dụng App Hướng Dẫn Thiền Định AN Space để có thể thực hành Thiền Định hàng ngày một cách dễ dàng.
Download App tại đây: https://anspace.app.link/app
Huỳnh Trâm