Chuyên đề

Stress là gì? 11 Dấu Hiệu Của Stress Có Thể Bạn Chưa Biết

Ngày nay, stress được xem là “căn bệnh thời đại”, ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Hầu như không ai có thể tránh được stress bởi nó hiện diện trong mọi môi trường từ công việc, đến gia đình, đến các mối quan hệ xã hội.

Stress vốn là một phản ứng của cơ thể trước những tình huống có hại nhằm giúp bảo vệ bản thân, tuy nhiên tình trạng stress kéo dài có thể gây nên trầm cảm và khiến bạn suy sụp cả về tinh thần lẫn thể chất.
Bước đầu tiên để kiểm soát căng thẳng là nhận biết các triệu chứng của nó, nhưng việc này khó hơn bạn nghĩ. Bởi vì hầu hết chúng ta đều đã quá quen với việc bị stress và không biết mình đang bị căng thẳng cho đến khi đạt đến giới hạn. Vậy stress là gì, tại sao chúng ta lại bị stress và làm thế nào để giảm stress hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Stress là gì (ảnh minh họa)
Stress là gì (ảnh minh họa)

Stress là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), stress là trạng thái lo lắng, hoặc áp lực về tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Căng thẳng có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người, và mức độ căng thẳng mà mỗi người có thể chịu đựng cũng khác nhau. Stress hay căng thẳng nghe có vẻ rất đáng sợ, nhưng không phải sự căng thẳng nào cũng có hại. Ở mức độ nhẹ, căng thẳng có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ và giúp bạn không bị tổn thương. Ví dụ, căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn phải phanh gấp để tránh tông vào xe phía trước.
Có thể nói, chúng ta đều quen thuộc với căng thẳng hay stress nhưng không phải ai cũng định nghĩa được stress là gì và làm thế nào để giảm căng thẳng.

Thực hiện bài test trắc nghiệm trầm cảm online để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe tâm trí của bản thân.

Các nguyên nhân gây ra stress/ căng thẳng

Các tình huống và áp lực gây ra sự căng thẳng được gọi là nguyên nhân gây ra stress, do đó mà chúng ta thường lầm tưởng những yếu tố gây nên căng thẳng là tiêu cực. Chẳng hạn như một lịch trình làm việc dày đặc khiến bạn kiệt quệ hoặc một mối quan hệ đang trên đường rạn nứt. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng bất cứ điều gì mà bạn đặt yêu cầu và kỳ vọng cao cũng đều gây ra căng thẳng. Điều đó bao gồm cả những sự kiện tích cực trong cuộc đời như mua nhà, kết hôn, vào đại học hay được thăng chức…
Tất nhiên, không phải mọi căng thẳng đều do yếu tố bên ngoài gây ra mà nó cũng có thể do chính nội tâm của bạn tạo ra, khi bạn lo lắng quá mức về một điều gì đó có thể – hoặc không thể xảy ra. Hoặc khi bạn suy nghĩ quá nhiều và có những ý nghĩ bi quan về cuộc sống của mình.
Cuối cùng, nguyên nhân gây ra stress còn phụ thuộc vào nhận thức của bạn về nó. Bởi vì có những điều đối với bạn là sự căng thẳng, lo âu nhưng người khác lại cảm thấy rất bình thường. Chẳng hạn như có những người sợ việc phải đứng trước đám đông để phát biểu hay biểu diễn, nhưng lại có những người yêu thích việc được thể hiện mình trước nhiều người và mong muốn có được nhiều sự chú ý. Hoặc có những người khi làm việc dưới áp lực và sự nghiêm ngặt thì phát triển một cách mạnh mẽ, nhưng cũng có những người bị stress đến mức đau ốm, suy sụp tinh thần và thậm chí nghỉ việc.
Theo đó, những nguyên nhân bên ngoài phổ biến có thể gây ra stress cho bạn đó là:

  1. Những thay đổi lớn trong cuộc sống.
  2. Vấn đề về công việc hoặc trường học.
  3. Khó khăn trong mối quan hệ.
  4. Rắc rối tài chính.
  5. Quá bận rộn, quá nhiều việc.
  6. Những vấn đề liên quan đến con cái và gia đình.

Và các nguyên nhân bên trong có thể là:

  1. Sự bi quan, cái nhìn tiêu cực về cuộc sống.
  2. Không có khả năng đối mặt và chấp nhận sự không chắc chắn, mông lung, vô định hay nói cách khác là các yếu tố bất ngờ trong cuộc sống.
  3. Tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
  4. Kỳ vọng không thực tế hay còn gọi là chủ nghĩa cầu toàn, chủ nghĩa hoàn hảo.
  5. Tâm lý “tất cả hoặc không có gì”.

Các dấu hiệu nhận biết một người đang stress – căng thẳng

Các dấu hiệu nhận biết một người đang stress – căng thẳng (hình ảnh minh họa)
Các dấu hiệu nhận biết một người đang stress – căng thẳng (hình ảnh minh họa)

Stress có thể ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của bạn, bao gồm cảm xúc, hành vi, khả năng tư duy và sức khỏe thể chất. Không có bộ phận nào của cơ thể được miễn dịch với sự căng thẳng. Tuy nhiên, vì mỗi người sẽ xử lý căng thẳng một cách khác nhau nên các triệu chứng căng thẳng cũng không giống nhau. Các triệu chứng của stress cũng rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng do tình trạng bệnh lý gây ra nên tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn nếu cảm thấy mình đang bị stress quá độ.
Dưới đây là các triệu chứng thường thấy của stress hay căng thẳng quá độ, bao gồm các triệu chứng liên quan đến cảm xúc, thể chất, nhận thức và hành vi.

Các triệu chứng cảm xúc:

  1. Dễ bị kích động, thất vọng và ủ rũ.
  2. Cảm thấy choáng ngợp, như thể bạn đang mất kiểm soát hoặc cần được kiểm soát.
  3. Gặp khó khăn trong việc thư giãn và xoa dịu tâm trí của mình.
  4. Cảm thấy tồi tệ về bản thân (lòng tự trọng thấp) và cảm thấy cô đơn, vô dụng…
  5. Tránh xa người khác, không muốn giao tiếp và chỉ muốn ở một mình.

Các triệu chứng thể chất:

  1. Đau đầu, chóng mặt
  2. Đau dạ dày, bao gồm tiêu chảy, táo bón và buồn nôn
  3. Đau nhức cơ bắp và căng cơ
  4. Đau ngực và nhịp tim nhanh
  5. Thường xuyên mất ngủ
  6. Cảm lạnh và thường xuyên bị mệt mỏi, ốm vặt
  7. Căng thẳng và run rẩy, ù tai, tay chân lạnh hoặc ra mồ hôi
  8. Khô miệng và khó nuốt
  9. Hàm nghiến chặt, nghiến răng

Các triệu chứng liên quan đến nhận thức:

  1. Thường xuyên lo lắng
  2. Có những ý nghĩ mang tính hoang tưởng
  3. Hay quên và vô tổ chức
  4. Không có khả năng tập trung
  5. Hay phán xét tiêu cực đối với con người, sự vật, sự việc
  6. Bi quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề

Các triệu chứng hành vi:

  1. Thay đổi khẩu vị ăn uống, biếng ăn hoặc ăn quá nhiều
  2. Trì hoãn và trốn tránh trách nhiệm
  3. Sử dụng nhiều các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá… thậm chí là các chất kích thích có hại
  4. Có nhiều hành vi lo lắng hơn, chẳng hạn như cắn móng tay, bồn chồn và đi đi lại lại…

Cách quản lý căng thẳng và giảm stress hiệu quả

Thỉnh thoảng có một chút căng thẳng không phải là điều đáng lo ngại. Nhưng căng thẳng mãn tính, kéo dài có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề sức khỏe như: Trầm cảm, lo âu và rối loạn nhân cách; Bệnh tim mạch, huyết áp cao, nhịp tim bất thường, đau tim và đột quỵ; Béo phì và các rối loạn ăn uống khác; Rối loạn kinh nguyệt; Các vấn đề về da và tóc; Các bệnh về đường tiêu hóa… Do vậy, việc học cách quản lý căng thẳng và tìm cách giảm stress là điều cần thiết với tất cả chúng ta.
Như đã nói, mức độ căng thẳng và khả năng chịu đựng stress của mỗi người là khác nhau, do đó mà cách để mỗi người tự quản lý và giảm stress cũng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, bạn có thể tham khảo các tip giảm căng thẳng hiệu quả sau đây:

  1. Xác định nguyên nhân, yếu tố khiến bạn cảm thấy stress.
  2. Ngưng các thói quen không lành mạnh như sử dụng bia, rượu, thuốc lá, ngủ muộn, ăn uống không đủ chất…
  3. Hình thành các thói quen tốt và duy trì nó hằng ngày như dành thời gian quây quần bên mâm cơm gia đình, trò chuyện với các thành viên nhiều hơn, tập thể dục, ngủ đúng giờ, tách bạch thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi…
  4. Thực hành chăm sóc bản thân tốt hơn: chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, tập thể dục, yoga, thiền định, chăm sóc da…
  5. Tập hít thở sâu, giãn cơ và thư giãn trong quá trình làm việc.
  6. Ngủ đủ, sâu giấc và ngủ đúng giờ. Hình thành các thói quen ngủ tốt.
  7. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại thông minh. Tập ngắt kết nối với mạng xã hội trong một thời gian nhất định để dành thời gian thư giãn đầu óc.
  8. Kết nối, tâm sự, chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn với gia đình, người thân, bạn bè… để xoa dịu tâm trạng và giảm bớt căng thẳng.
  9. Cuối cùng, hãy gặp bác sĩ tâm lý nếu cảm thấy không thể quản lý và kiểm soát sự căng thẳng của mình

Khánh Linh

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận tin

Đăng ký để nhận những tin mới nhất từ AN.

Bài viết nổi bật
Logo

Cải thiện cuộc sống của bạn

Dừng lại việc đè nén

bắt đầu việc loại bỏ

Download ngay tại

googleplay

Hãy đồng hành cùng chúng tôi

“Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

"HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ cho các bệnh nhân - Tái tạo năng lượng" cho y bác sĩ và các nhân viên y tế

Stress là gì (ảnh minh họa)

Tư vấn xây dựng AN Room, chuyển giao hoàn toàn miễn phí các phương pháp hỗ trợ điều trị và Trao tặng ứng dụng AN Space cho các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội.

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Hãy cùng chúng tôi giới thiệu đến các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội về dự án này, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, trao tặng “Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

Chia sẻ ứng dụng

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

Trao tặng hoàn toàn miễn phí ứng dụng chăm sóc sức khỏe thân tâm An Space cho 10.000 bệnh nhân tại Việt Nam

Stress là gì (ảnh minh họa)

Bạn có biết

BỆNH TRẦM CẢM

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch.

Một thống kê tại Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 – 40.000 người. Đa số các vụ tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng được sống.

Trầm cảm ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ, hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.

 

BỆNH TIM MẠCH

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Số ca tử vong mỗi năm khoảng 170.000 ca.

 

BỆNH UNG THƯ

Tại Việt Nam, năm 2020 ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Căn bệnh này luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và nỗi đau vì số lượng tử vong.

Theo GLOBOCAN, tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.

Tất cả những bệnh nhân này đều cần HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ và cần những thành viên trong gia đình, cộng đồng nâng đỡ về tinh thần!

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Bạn hãy tải và trở thành thành viên chính thức của Ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện An Space. Khi bạn tải và đăng ký sử dụng ứng dụng một năm để sử dụng cho chính bạn và gia đình là đồng thời bạn đã cùng chúng tôi trao tặng ứng dụng AN Space cho một bệnh nhân đang gặp khó khăn.

 

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa.

Sử dụng và sẻ chia ngay bây giờ!

Chia sẻ dự án

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

ANLogo
Cảm ơn bạn đã quyết định tham gia cùng chúng tôi.

Vì một thế giới khỏe mạnh và hạnh phúc hơn

Bạn sẽ sớm nhận được email phản hồi từ chúng tôi trong thời gian sớm nhất !

ANLogo
Chúc mừng bạn đã quyết định tham gia hành trình​

28 ngày yêu thương chính mình

Bạn sẽ sớm nhận được email chào mừng từ chúng tôi !

Ngày đầu tiên của hành trình tuyệt vời này sẽ bắt đầu từ ngày mai. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể khám phá thêm các chương trình khác của chúng tôi.

TRẢI NGHIỆM

28 ngày miễn phí chăm sóc sức khoẻ thân tâm toàn diện cùng AN Space

Chúng tôi tôn trọng và cam kết sẽ bảo mật những thông tin mang tính riêng tư của bạn.