Chuyên đề

7 Bước quản lý căng thẳng và phương pháp phục hồi

Trong thời kỳ được gọi là VUCA với nhiều đặc tính không có sự ổn định, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ của các điều kiện sống và tình huống trong thời đại ngày nay; căng thẳng, lo âu là điều không thể tránh khỏi. Nên chưa khi nào mà sự hiểu biết về căng thẳng và cách mà chúng ta có thể quản lý chúng lại quan trọng như hiện nay. Mặc dù căng thẳng có thể có lợi trong một số tình huống, nhưng quá nhiều căng thẳng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

Khi cơ thể cảm nhận được một mối đe dọa (hoặc tác nhân gây căng thẳng), nó sẽ cảnh giác cao độ để ứng phó và chỉ khi mối đe dọa đã qua đi, cơ thể mới có thể phục hồi. Các yếu tố gây căng thẳng có thể bao gồm các vấn đề về sức khỏe, áp lực công việc, tiền bạc, các vấn trong gia đình, các mối quan hệ và những rắc rối thường xuyên hàng ngày. Với những tác động gây căng thẳng liên tục hoặc quá nhiều, cơ thể bạn có thể luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ, dẫn đến kém tập trung, tâm trạng tồi tệ, kiệt sức trong công việc và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần. Khi căng thẳng trở thành mãn tính, cơ thể không thể trở lại hoạt động bình thường, sẽ trở thành bệnh  rối loạn lo âu. Từ đó, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, lo lắng, mất ngủ và trầm cảm.

Căng thẳng ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới khác nhau. Nhiều tình trạng liên quan đến căng thẳng, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, sự kiện đau buồn, trầm cảm và lo lắng, phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Chúng ta cần nhận biết một số dấu hiệu khi bị căng thẳng và phương pháp đối phó theo các bước sau: 

1. Nhận biết

Nhận biết các dấu hiệu căng thẳng trên cơ thể, cơ thể bạn sẽ gửi tín hiệu cho thấy nó đang căng thẳng, bao gồm: khó tập trung, đau đầu, tay lạnh, cơ bắp căng cứng, đau dạ dày, nghiến răng, cảm thấy khó chịu, bồn chồn, cáu kỉnh hoặc thu mình lại. Nhận biết các mô thức phản ứng của cơ thể và cảm xúc khi giao tiếp có thể giúp bạn đối phó với những khoảnh khắc căng thẳng. Tập cách không chỉ nhận ra mà có thể gọi tên những cảm xúc này, với chính mình hoặc với bạn bè. Thừa nhận sự có mặt của chúng như một phần trong cuộc sống. 

2. Tạm dừng

Tạm dừng lại những dòng suy nghĩ hoặc hoạt động khiến bạn căng thẳng. Để làm được điều này không dễ dàng vì những dòng suy nghĩ và cảm xúc đó có thể cuốn trôi bạn theo những hoàn cảnh đó mặc dù điều đó đã nằm trong quá khứ của bạn, nhưng nó vẫn đeo bám bạn và khiến bạn khó lòng mà thoát ra.

Bạn hãy thực tập những kỹ năng để tạm dừng lại những dòng tâm tư này bằng cách hít thở sâu, uống một ly nước lạnh, đi dạo  hoặc nghe một bản nhạc có sóng não thư giãn. Tất cả những hoạt động này có thể giúp bạn chuyển đổi trạng thái trong bạn.

7 BƯỚC QUẢN LÝ CĂNG THẲNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI.

3. Rèn luyện kỹ thuật ứng phó với căng thẳng

Để tránh các tác động của sự căng thẳng lên cơ thể trở thành bệnh. Chúng ta cần biết các phương pháp để chăm sóc và đối trị với những căng thẳng từ khi chúng mới xuất hiện. Hãy biến việc chăm sóc bản thân thành một thói quen hàng ngày. Điều đó không phải là ích kỷ hay buông thả bản thân. Đó là việc cần ưu tiên cho bản thân và cũng là trách nhiệm của bạn. 

Hít thở sâu, đứng lên tập vài động tác vận động ngắn hoặc thực hành một bài thiền hơi thở mỗi khi cảm thấy căng thẳng. Tiếp xúc với thiên nhiên thường xuyên và kết nối với khung cảnh tươi mát, thú vị nơi đó hoặc có một nơi yên tĩnh trong nhà để thực hành thiền, thưởng thức âm nhạc, podcast là việc không thể thiếu trong lịch hàng ngày hay cuối tuần của bạn. 

Bài tập thở sâu giúp bạn vượt qua căng thẳng tại đây!

4. Luôn giữ kết nối với gia đình và kết bạn mới

 Luôn chủ động giữ sự kết nối với những người thân trong gia đình, bạn bè và các nhóm bạn tích cực trong cuộc sống của bạn. Nên chọn một người người bạn tin tưởng để có thể chia sẻ mọi chuyện và giúp bạn bình tĩnh, vững tâm hơn.

7 BƯỚC QUẢN LÝ CĂNG THẲNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI.

5. Đổi góc nhìn khác

Mỗi tình huống trong cuộc sống luôn có nhiều góc nhìn và phương án giải quyết. Chúng ta khó có thể thay đổi được hoàn cảnh bên ngoài nhưng chúng ta có thể thay đổi góc nhìn và cách phản ứng với căng thẳng của mình để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. Hãy thử vài góc nhìn khác cho tình huống khó khăn của bạn. 

Giảm bớt sự tức giận trước những hành vi thô lỗ hoặc hung hăng từ người khác bằng cách cởi mở để đón nhận, đổi góc nhìn, nhìn sâu vào các hành vi đó và hình dung điều gì đã xảy ra và có thể xảy ra trong cuộc sống của người đó. Giữ sự thái độ bình tĩnh và tìm hiểu về hoàn cảnh khi xảy ra các tình huống để duy trì quan điểm cảm thông, bao dung là một cách quan trọng để tránh các tình huống căng thẳng. Cần luôn giữ suy nghĩ tích cực và lập kế hoạch trước khi bạn bắt đầu giải quyết vấn đề khó khăn. 

6. Thay đổi nếp sống lành mạnh

Hãy bắt đầu thay đổi nếp sống trong thói quen mỗi ngày của bạn để giúp xây dựng khả năng phục hồi trước những tình huống căng thẳng và phát triển một cuộc sống mạnh khỏe và an vui hơn. 

Nếp sinh hoạt cần được sắp xếp lành mạnh và giữ đúng giờ giấc cho các thói quen quan trọng như: tập thể dục, thiền định, ăn uống lành mạnh, tham gia các hoạt động thư giãn, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Ngoài ra, hãy để ý đến những “giây phút hiện tại tuyệt vời” trong mỗi ngày hoặc làm điều gì đó mà bạn thích, chẳng hạn như đi dạo cùng thiên nhiên, đọc sách hoặc nghe nhạc, viết ra những suy nghĩ của bạn và dành thời gian trong không gian yên tĩnh để tĩnh tâm có thể giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng, đó cũng là những cách để chuyển sự chú ý của bạn và tập trung vào điều tích cực hơn là tiêu cực. 

7 BƯỚC QUẢN LÝ CĂNG THẲNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI.

Bạn hãy cứ thử nghiệm, luyện tập và điều chỉnh để mọi việc trở nên tốt hơn theo thời gian.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nhiều người thường hay trải qua những căng thẳng tương tự mỗi ngày liên quan đến những việc không như ý muốn trong công việc hay tiền bạc, các mối quan hệ, hay sức khỏe thân tâm. Hãy tìm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình, hoặc các chuyên gia hay tham gia một cộng đồng đáng tin cậy để tìm hiểu các phương pháp giải quyết phù hợp.

Tìm kiếm sự giúp đỡ và phương pháp chăm sóc thích hợp là rất quan trọng khi bạn cảm thấy không thể kiểm soát được sự căng thẳng, đau khổ và nỗi cô đơn mà mình đang gặp phải. Đặc biệt là khi chúng đang làm tổn hại đến các mối quan hệ hoặc khả năng làm việc của bạn. Nếu bạn có ý định tự tử, hãy gọi điện đến một trung tâm y tế hoặc người thân nhất để được trợ giúp khẩn cấp.

ĐẶNG TRỌNG NGÔN

Nhà sáng lập DNXH AN Space

Nhà nghiên cứu và thực hành Thiền định

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận tin

Đăng ký để nhận những tin mới nhất từ AN.

Bài viết nổi bật
Logo

Cải thiện cuộc sống của bạn

Dừng lại việc đè nén

bắt đầu việc loại bỏ

Download ngay tại

googleplay

Hãy đồng hành cùng chúng tôi

“Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

"HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ cho các bệnh nhân - Tái tạo năng lượng" cho y bác sĩ và các nhân viên y tế

7 BƯỚC QUẢN LÝ CĂNG THẲNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI.

Tư vấn xây dựng AN Room, chuyển giao hoàn toàn miễn phí các phương pháp hỗ trợ điều trị và Trao tặng ứng dụng AN Space cho các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội.

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Hãy cùng chúng tôi giới thiệu đến các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội về dự án này, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, trao tặng “Vì một thế giới mạnh khỏe và hạnh phúc hơn”

Chia sẻ ứng dụng

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

Trao tặng hoàn toàn miễn phí ứng dụng chăm sóc sức khỏe thân tâm An Space cho 10.000 bệnh nhân tại Việt Nam

7 BƯỚC QUẢN LÝ CĂNG THẲNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI.

Bạn có biết

BỆNH TRẦM CẢM

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch.

Một thống kê tại Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 – 40.000 người. Đa số các vụ tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng được sống.

Trầm cảm ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ, hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.

 

BỆNH TIM MẠCH

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Số ca tử vong mỗi năm khoảng 170.000 ca.

 

BỆNH UNG THƯ

Tại Việt Nam, năm 2020 ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Căn bệnh này luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và nỗi đau vì số lượng tử vong.

Theo GLOBOCAN, tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.

Tất cả những bệnh nhân này đều cần HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ và cần những thành viên trong gia đình, cộng đồng nâng đỡ về tinh thần!

Bạn có tâm nguyện cùng chúng tôi đồng hành cùng dự án ý nghĩa này?

Bạn hãy tải và trở thành thành viên chính thức của Ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện An Space. Khi bạn tải và đăng ký sử dụng ứng dụng một năm để sử dụng cho chính bạn và gia đình là đồng thời bạn đã cùng chúng tôi trao tặng ứng dụng AN Space cho một bệnh nhân đang gặp khó khăn.

 

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa.

Sử dụng và sẻ chia ngay bây giờ!

Chia sẻ dự án

Đồng hành cùng AN

Vì một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

ANLogo
Cảm ơn bạn đã quyết định tham gia cùng chúng tôi.

Vì một thế giới khỏe mạnh và hạnh phúc hơn

Bạn sẽ sớm nhận được email phản hồi từ chúng tôi trong thời gian sớm nhất !

ANLogo
Chúc mừng bạn đã quyết định tham gia hành trình​

28 ngày yêu thương chính mình

Bạn sẽ sớm nhận được email chào mừng từ chúng tôi !

Ngày đầu tiên của hành trình tuyệt vời này sẽ bắt đầu từ ngày mai. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể khám phá thêm các chương trình khác của chúng tôi.

TRẢI NGHIỆM

28 ngày miễn phí chăm sóc sức khoẻ thân tâm toàn diện cùng AN Space

Chúng tôi tôn trọng và cam kết sẽ bảo mật những thông tin mang tính riêng tư của bạn.