Time's up
Thang đo Liebowitz là một trong những thang tự đánh giá mức độ lo âu trong các tình huống xã hội được sử dụng phổ biến trong tâm lý học ứng dụng lẫn nghiên cứu.
1. Rối loạn lo âu xã hội là gì?
Cảm giác lo âu khi phải thuyết trình trước đám đông hay nói chuyện với người lạ là hoàn toàn bình thường và hầu như ai cũng sẽ gặp phải. Tuy nhiên, khi nỗi lo âu vượt khỏi tầm kiểm soát, và trở thành một ám ảnh trong thời gian dài, khiến bạn luôn áp lực, sợ hãi và né tránh các tình huống xã hội thì có lẽ bạn cần tìm hiểu xem liệu có phải mình đã mắc Hội chứng Rối loạn lo âu xã hội (Social anxiety).
Người mắc Hội chứng này thường cảm thấy sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng trong các tình huống xã hội vì lo sợ bị đánh giá, chỉ trích hoặc từ chối. Họ thường tránh gặp gỡ người mới, nói trước công chúng, hay thậm chí đi ra ngoài một mình. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc và học tập, có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý khác như trầm cảm.
Để phát hiện sớm và giảm thiểu các nguy cơ phát sinh, việc tự theo dõi và đánh giá mức độ lo âu xã hội của bản thân là vô cùng cần thiết.
2. Thang đo lo âu xã hội Liebowitz.
Thang đo lo âu xã hội Liebowitz (LSAS) gồm 24 mục được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu trong các tình huống xã hội được phát triển bởi bác sĩ tâm thần và nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Michael R. Liebowitz.
Cách thực hiện thang đo LSAS như sau:
- Đọc kỹ từng tình huống (tổng cộng 24 tình huống) và trả lời hai câu hỏi về tình huống đó.
- Câu hỏi đầu tiên yêu cầu bạn đánh giá mức độ lo lắng của bản thân trong tình huống này theo mức độ từ 0 (không hề lo lắng) tới 3 (mức độ lo lắng nặng).
- Câu hỏi thứ hai yêu cầu bạn đánh giá mức độ tránh né của bản thân trong tình huống đó theo mức độ từ 0 (không bao giờ né tránh) tới 3 (thường xuyên né tránh).
- Nếu bạn gặp một tình huống mà bạn không quen thuộc hay không thường trải nghiệm, bạn hãy tưởng tượng “điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp phải tình huống đó” và sau đó đánh giá mức độ lo âu cũng như xu hướng tránh né tình huống giả định này.
- Mọi đánh giá của bạn phải phản ánh đúng với thực trạng hoặc tâm lý trong vòng 1 tuần gần nhất.
DƯƠNG NGỌC VŨ
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Tâm lý học tại Úc
Xem thêm các bài trắc nghiệm khác:
- Trắc Nghiệm: Đánh Giá Mức Độ Trầm Cảm Sau Sinh (EPDS)
- Trắc Nghiệm: Kiểm Tra Chỉ Số Hạnh Phúc Của Bạn
- Trắc Nghiệm: Kiểm Tra Mức Độ Căng Thẳng Nhận Thức (PSS)
- Trắc nghiệm Khả năng nhận diện hiện tại
- Trắc nghiệm năng lực tỉnh thức
- Quiz Test Trắc Nghiệm Trầm Cảm Online Miễn Phí
- Quiz Test Rối Loạn Cảm Xúc Online Miễn Phí
Bạn có thể thực hành các phương pháp giúp xoa dịu tinh thần, giảm bớt các triệu chứng lo âu với Ứng dụng AN Space. Click vào nút bên dưới để tải Ứng dụng và dùng thử hoàn toàn miễn phí.
AN mong chúc bạn luôn tìm lấy niềm vui, hạnh phúc từ những điều nhỏ bé xung quanh. Bởi vì:
“Hạnh phúc không phải là đích đến
Hạnh phúc chính là con đường.”
– Thiền sư Thích Nhất Hạnh –